Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 443.19 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu từ sự kết hợp giữa lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết về sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB). Kết quả đã chỉ ra các yếu tố kỳ vọng (E), phương tiện (I), trị số giá trị phần thưởng (V), nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) ảnh hưởng đến động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM: CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Trần Thị Kim Nhung*- Nguyễn Thành Độ** 1 TÓM TẮT: Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới và sáng tạo. Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả. Do đặc thù phức tạp của các hoạt động R&D nên những nghiên cứu về động lực làm việc trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Các nghiên cứu sử dụng các mô hình lý thuyết khác nhau, có nghiên cứu sử dụng một lý thuyết độc lập nhưng cũng có những nghiên cứu kết hợp giữa các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này có thể hỗ trợ và bổ sung để đưa ra một mô hình phù hợp nhất. Vì vậy, bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu từ sự kết hợp giữa lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết về sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB). Kết quả đã chỉ ra các yếu tố kỳ vọng (E), phương tiện (I), trị số giá trị phần thưởng (V), nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) ảnh hưởng đến động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, bài viết cũng gợi ý các biện pháp tạo động lực thực hiện R&D cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Mô hình nghiên cứu động lực, nghiên cứu và triển khai (R&D), lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết sự tự tin, lý thuyết hành vi có hoạch định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới (Hoàng Văn Tuyên, 2016). Hoạt động R&D có thể được thực hiện trực tiếp trong các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và tại các trường đại học. Hoạt động R&D trong các trường đại học gắn chặt với hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học. Hoạt động R&D bao gồm nhiều hoạt động bên trong nhưng trung tâm là việc nảy sinh ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng. Không chỉ xuất phát từ thực tế mà đôi khi các ý tưởng lại xuất phát từ quá trình nghiên cứu khoa học. Các ý tưởng nảy sinh đấy phải được củng cố lại trên cơ sở lý thuyết và tổng kết lại bằng các quy trình để tiếp tục thực hiện việc kỹ nghệ hóa. Đây là quá trình bắt đầu đưa những ý tưởng trong lý thuyết vào thực tế và ứng dụng để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Vì thế, hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học trở nên vô cùng quan trọng để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhưng thực tế cho thấy động lực thực hiện R&D của cán bộ khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam những năm gần đây còn thấp và luôn có nhiều sự thay đổi (Trần Thị Kim Nhung và cộng sự, 2015). * Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội ** Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Tác giả nhận phản hồi: Trần Thị Kim Nhung: 0915191582, Email: nhungtk. neu@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 711 Nghiên cứu về động lực có thể tiếp cận theo các cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận theo nhu cầu như nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ (2012) đã phân tích năm mức thang nhu cầu của Maslow tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Các yếu tố đam mê nghề nghiệp, năng lực giảng dạy, tương tác với sinh viên, quan hệ đồng nghiệp, lương thưởng, sự công nhận của xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên (Phạm Thị Minh Lý và Đào Thanh Nguyệt Nga, 2015). Dưới góc độ tiếp cận động lực theo quá trình nhận thức của con người như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2014) dựa vào lý thuyết về đặc điểm công việc và sự công bằng trong tổ chức để xem xét ảnh hưởng lên động lực làm việc của giảng viên. Và một trong những lý thuyết dưới góc độ tiếp cận theo quá trình được ưa thích nhất trong các nghiên cứu về động lực làm việc là lý thuyết kỳ vọng (Chiang và Jang, 2008). Thay vì chỉ đơn giản giải thích điều gì sẽ thúc đẩy giảng viên như các lý thuyết về nhu cầu của Maslow, Alderfer, Herzberg, và McClelland, các lý thuyết về động lực theo quá trình xác định động cơ thúc đẩy như thế nào (Nguyen Thao Ngoc, 2015). Các lý thuyết về quá trình là những mô hình của quá trình ra quyết định mà các cá nhân thực hiện để xác định liệu họ có động lực để theo đuổi một hoạt động nhất định và duy trì một nỗ lực nhất định? Để nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của cán bộ khoa học công nghệ, ngoài lý thuyết kỳ vọng của Vroom, các tác giả đã sử dụng nhiều lý thuyết khác như lý thuyết về sự tự tin, thuyết hành vi có hoạch định (TPB-theory of planned behavior), lý thuyết về sự tự quyết, lý thuyết tăng cường của Skiner. Lý thuyết kỳ vọng về động lực làm việc, được phát triển bởi Vroom (1964), là một lý thuyết giải thích quá trình cá nhân nhận thức để đưa ra quyết định lựa chọn hành vi khác nhau. Lý thuyết kỳ vọng đã được kiểm chứng thực nghiệm (Tien, 2000; Vansteenkiste và cộng sự, 2005) và là một trong những lý thuyết về động lực được sử dụng phổ biến nhất (Campbell và Pritchard, 1976; Heneman và Schwab, 1972; Mitchell và Biglan, 1971). Giả thuyết trung tâm của lý thuyết kỳ vọng là con người lựa chọn hành vi dựa trên sự tính toán để đạt được kết quả mong muốn (Porter và Lawler, 1969; Vroom, 1964). Thuyết kỳ vọng cung cấp một khung lý thuyết chung để đánh giá, giải thích, về hành vi của con người trong việc ra quyết định hành động (Chen và Lou, 2002). Tuy nhiên, Mitchell (1974) cho rằng tính hợp lý của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực nghiên cứu và triển khai (R&D) của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại các trường đại học Việt Nam: Các mô hình lý thuyết và gợi ý giải pháp ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM: CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Trần Thị Kim Nhung*- Nguyễn Thành Độ** 1 TÓM TẮT: Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới và sáng tạo. Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả. Do đặc thù phức tạp của các hoạt động R&D nên những nghiên cứu về động lực làm việc trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Các nghiên cứu sử dụng các mô hình lý thuyết khác nhau, có nghiên cứu sử dụng một lý thuyết độc lập nhưng cũng có những nghiên cứu kết hợp giữa các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này có thể hỗ trợ và bổ sung để đưa ra một mô hình phù hợp nhất. Vì vậy, bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu từ sự kết hợp giữa lý thuyết kỳ vọng của Vroom, lý thuyết về sự tự tin và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB). Kết quả đã chỉ ra các yếu tố kỳ vọng (E), phương tiện (I), trị số giá trị phần thưởng (V), nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức (POS) ảnh hưởng đến động lực thực hiện R&D của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, bài viết cũng gợi ý các biện pháp tạo động lực thực hiện R&D cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Mô hình nghiên cứu động lực, nghiên cứu và triển khai (R&D), lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết sự tự tin, lý thuyết hành vi có hoạch định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới (Hoàng Văn Tuyên, 2016). Hoạt động R&D có thể được thực hiện trực tiếp trong các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và tại các trường đại học. Hoạt động R&D trong các trường đại học gắn chặt với hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học. Hoạt động R&D bao gồm nhiều hoạt động bên trong nhưng trung tâm là việc nảy sinh ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng. Không chỉ xuất phát từ thực tế mà đôi khi các ý tưởng lại xuất phát từ quá trình nghiên cứu khoa học. Các ý tưởng nảy sinh đấy phải được củng cố lại trên cơ sở lý thuyết và tổng kết lại bằng các quy trình để tiếp tục thực hiện việc kỹ nghệ hóa. Đây là quá trình bắt đầu đưa những ý tưởng trong lý thuyết vào thực tế và ứng dụng để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Vì thế, hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học trở nên vô cùng quan trọng để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhưng thực tế cho thấy động lực thực hiện R&D của cán bộ khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam những năm gần đây còn thấp và luôn có nhiều sự thay đổi (Trần Thị Kim Nhung và cộng sự, 2015). * Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội ** Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Tác giả nhận phản hồi: Trần Thị Kim Nhung: 0915191582, Email: nhungtk. neu@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 711 Nghiên cứu về động lực có thể tiếp cận theo các cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận theo nhu cầu như nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ (2012) đã phân tích năm mức thang nhu cầu của Maslow tác động đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Các yếu tố đam mê nghề nghiệp, năng lực giảng dạy, tương tác với sinh viên, quan hệ đồng nghiệp, lương thưởng, sự công nhận của xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên (Phạm Thị Minh Lý và Đào Thanh Nguyệt Nga, 2015). Dưới góc độ tiếp cận động lực theo quá trình nhận thức của con người như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2014) dựa vào lý thuyết về đặc điểm công việc và sự công bằng trong tổ chức để xem xét ảnh hưởng lên động lực làm việc của giảng viên. Và một trong những lý thuyết dưới góc độ tiếp cận theo quá trình được ưa thích nhất trong các nghiên cứu về động lực làm việc là lý thuyết kỳ vọng (Chiang và Jang, 2008). Thay vì chỉ đơn giản giải thích điều gì sẽ thúc đẩy giảng viên như các lý thuyết về nhu cầu của Maslow, Alderfer, Herzberg, và McClelland, các lý thuyết về động lực theo quá trình xác định động cơ thúc đẩy như thế nào (Nguyen Thao Ngoc, 2015). Các lý thuyết về quá trình là những mô hình của quá trình ra quyết định mà các cá nhân thực hiện để xác định liệu họ có động lực để theo đuổi một hoạt động nhất định và duy trì một nỗ lực nhất định? Để nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của cán bộ khoa học công nghệ, ngoài lý thuyết kỳ vọng của Vroom, các tác giả đã sử dụng nhiều lý thuyết khác như lý thuyết về sự tự tin, thuyết hành vi có hoạch định (TPB-theory of planned behavior), lý thuyết về sự tự quyết, lý thuyết tăng cường của Skiner. Lý thuyết kỳ vọng về động lực làm việc, được phát triển bởi Vroom (1964), là một lý thuyết giải thích quá trình cá nhân nhận thức để đưa ra quyết định lựa chọn hành vi khác nhau. Lý thuyết kỳ vọng đã được kiểm chứng thực nghiệm (Tien, 2000; Vansteenkiste và cộng sự, 2005) và là một trong những lý thuyết về động lực được sử dụng phổ biến nhất (Campbell và Pritchard, 1976; Heneman và Schwab, 1972; Mitchell và Biglan, 1971). Giả thuyết trung tâm của lý thuyết kỳ vọng là con người lựa chọn hành vi dựa trên sự tính toán để đạt được kết quả mong muốn (Porter và Lawler, 1969; Vroom, 1964). Thuyết kỳ vọng cung cấp một khung lý thuyết chung để đánh giá, giải thích, về hành vi của con người trong việc ra quyết định hành động (Chen và Lou, 2002). Tuy nhiên, Mitchell (1974) cho rằng tính hợp lý của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình nghiên cứu động lực Nghiên cứu và triển khai Lý thuyết kỳ vọng Lý thuyết sự tự tin Lý thuyết hành vi có hoạch địnhTài liệu liên quan:
-
15 trang 151 0 0
-
16 trang 36 0 0
-
Các yếu tố tác động đến định mua sắm trực tuyến của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 30 0 0 -
Thái độ đối với quảng cáo kỹ thuật số và ý định mua hàng - trường hợp sản phẩm công nghệ
14 trang 24 0 0 -
Bài giảng The Economics of money, banking, and financial markets: Chương 6 - Federic S.Mishkin
22 trang 24 0 0 -
Bài giảng Quản trị học - Chương 16: Động viên
24 trang 23 0 0 -
5 trang 21 0 0
-
Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam
9 trang 16 0 0 -
23 trang 9 0 0
-
Chính sách công nghiệp thân công nghệ: Một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam
10 trang 9 0 0