Danh mục

Giá trị biểu đạt nghệ thuật theo xu hướng dân tộc hóa thể loại của ngôn ngữ văn học trong thơ Nôm đường luật thế kỷ XV

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ giới hạn cho xu hướng nghệ thuật này của Đường luật Nôm thế kỷ XV ở bình diện ngôn ngữ văn học dân gian - một trong những thành tựu lớn, ghi nhận sự vận dụng và sáng tạo của các tri thức phong kiến khi tìm về với dòng chảy của văn học dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị biểu đạt nghệ thuật theo xu hướng dân tộc hóa thể loại của ngôn ngữ văn học trong thơ Nôm đường luật thế kỷ XV TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT NGHỆ THUẬT THEO XU HƯỚNG DÂN TỘC HÓA THỂ LOẠI CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỶ XV Trần Quang Dũng1, Lê Thị Nương2 TÓM TẮT Xu hướng dân tộc hóa thể loại của thơ Nôm Đường luật được thể hiện trên nhiều bìnhdiện: từ đề tài, chủ đề cho đến hình tượng nghệ thuật, từ bút pháp nghệ thuật cho đến ngôn ngữthể loại… Bài viết chỉ giới hạn cho xu hướng nghệ thuật này của Đường luật Nôm thế kỷ XV ởbình diện ngôn ngữ văn học dân gian - một trong những thành tựu lớn, ghi nhận sự vận dụng vàsáng tạo của các tri thức phong kiến khi tìm về với dòng chảy của văn học dân tộc. Từ khoá: Thơ nôm đường luật, dân tộc hoá thể loại 1. MỞ ĐẦU - Thế kỷ XV - thế kỷ khai mở đồng thời cũng là giai đoạn thịnh phát nhất của dòng thơNôm Đường luật (TNĐL) với sự xuất hiện hai tác phẩm lớn: Quốc âm thi tập (QÂTT) củaNguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập (HĐQÂTT) của Lê Thánh Tông và các văn nhânthời Hồng Đức. Nếu QÂTT được đánh giá là cột mốc lớn, “vòi vọi” đứng ở vị trí hàng đầu thìHĐQÂTT là cột mốc thứ hai, khẳng định sự hiện diện của dòng thơ tiếng Việt, tồn tại và pháttriển song hành với thơ Đường luật Hán cho đến hết thời trung đại. - Ngay từ khi xuất hiện, TNĐL thế kỷ XV đã khẳng định được vị trí của nó trong nền vănhọc chữ viết dân tộc trên cả phương diện nội dung phản ánh cũng như hình thức nghệ thuật theoxu hướng dân tộc hóa thể loại, trong đó có bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, tạo nét khu biệt vớiĐường luật Hán, nhất là ở phương diện ngôn ngữ văn học mang tính dân gian. 2. NỘI DUNG 2.1. Khi nghiên cứu diện mạo cũng như thành tựu của TNĐL thời trung đại, các nhànghiên cứu đã chú ý tới các phương diện: Đề tài, chủ đề, ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nghệthuật, kết cấu nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật. Riêng hệ thống ngôn ngữ trong TNĐL baogồm hai bộ phận: Bộ phận ngôn ngữ Hán (điển tích, điển cố, thi liệu Hán học…) và bộ phậnngôn ngữ dân tộc (từ Việt, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian…) (1). Nếu như bộphận ngôn ngữ Hán tạo nên tính cô đọng, hàm súc, tạo vẻ đẹp sang nhã, điển phạm cho Đườngluật Nôm thì bộ phận ngôn ngữ dân tộc lại đem đến cho dòng thơ tiếng Việt một sắc thái bìnhdị, dân dã, hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Vì thế, khẳng định giá trị biểu đạt nghệthuật của ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian trong TNĐL thế kỷ XV cũng đồngnghĩa với việc khẳng định những đóng góp to lớn, mang tính mở hướng của Nguyễn Trãi, LêThánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức trong việc xây dựng, phát triển, làm phong phú1 TS. Khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức2 ThS. Khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức18 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011thêm cho bộ phận ngôn ngữ Việt trong thơ luật Đường. Mặt khác, từ chỗ là tiếng nói chung củadân tộc, của cộng đồng, ngôn ngữ văn học dân gian khi đi vào TNĐL còn trở thành ngôn ngữnhà văn, góp phần tạo nên phong cách thời đại và phong cách tác giả. 2.2. Khảo sát thành phần ngôn ngữ văn học mang màu sắc dân gian trong QÂTT vàHĐQÂTT, chúng ta thấy số liệu: Ở QÂTT, cứ 79,3 câu thơ/ 1 câu có thành ngữ, tục ngữ. Tỷ lệnày ở HĐQÂTT là 430 câu thơ/ 1 câu có thành ngữ, tục ngữ. Rõ ràng về phương diện sử dụngchất liệu văn học dân gian của các tác gia Hồng Đức là rất hạn chế so với Nguyễn Trãi. Điều nàyđược lý giải qua sự khác nhau của tính chất, đặc điểm của hệ thống đề tài, chủ đề trong QÂTT vàHĐQÂTT. Cụ thể hơn, hệ thống đề tài, chủ đề trong HĐQÂTT thiên về tán tụng, ngợi ca chế độquân chủ, vương triều, “minh quân lương tướng”… trong khi đó đề tài, chủ đề trong QÂTT lạithiên về bộc lộ những uẩn ức, những chiêm nghiệm của con người cá nhân trước thế sự, nhân tình.Mà tục ngữ, thành ngữ, ca dao phần nhiều thiên về đúc kết kinh nghiệm, là lời than thở và bộcbạch nỗi niềm, chứ mấy khi mang cảm hứng tán tụng, ngợi ca? Tuy vậy, với sự xuất hiện nguồntư liệu văn học dân gian trong TNĐL thế kỷ XV chính là cơ sở để chúng ta khẳng định: Ngay từgiai đoạn đầu khai mở, dòng thơ tiếng Việt đã vận động - phát triển theo xu hướng dân tộc hóa thểloại, đem đến cho Đường luật Nôm một phong vị dân tộc đậm đà mà không một thể loại văn vầnchữ Hán nào có được. Có điều, khi bước vào thế giới của thể Đường luật, ngôn ngữ văn học dângian trở nên hàm súc và cô đọng hơn, tức là chịu sự quy định của phong cách thể loại. Chẳng hạn: Từ câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, và câu thành ngữ:“Miệng ăn núi lở”, Nguyễn Trãi viết: Tay ai thì lại làm nuôi miệng, Làm biếng ngồi ...

Tài liệu được xem nhiều: