Danh mục

Giải pháp nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý, trường Đại học Đồng Tháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.42 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn sinh viên ngành sư phạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp có thể tham khảo để rèn luyện nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ của mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và giảng dạy môn Địa lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý, trường Đại học Đồng ThápGIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV: Trần Thị Cẩm Thu Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân Tóm tắt: Kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ là một kỹ năng quan trọng trong suốtquá trình học tập và giảng dạy môn Địa lý. Cùng với việc đổi mới hình thức thi THPTquốc gia từ tự luận sang trắc nghiệm, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ ngày càng trởnên quan trọng hơn đối với môn Địa lý. Để trở thành người giáo viên có thể đáp ứngđược sự nghiệp đổi mới trong tương lai, sinh viên ngành Địa lý phải có nghiệp vụ tốt,kiến thức vững vàng, đặc biệt phải thuần thục kỹ năng này. Tuy nhiên, qua nghiên cứuđối với các bạn sinh viên ngành sư phạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp cho thấycác bạn còn mắc các lỗi khi vẽ và nhận xét biểu đồ. Với một giải pháp cụ thể liên quanđến hoạt động tự học của sinh viên và hoạt động đào tạo của nhà trường sẽ giúp chocác bạn sinh viên ngành sư phạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp có thể rèn luyệnvà nâng cao năng lực sử dụng vẽ và nhận xét biểu đồ của mình, góp phần đáp ứngcông cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Biểu đồ, rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ, giải pháp nâng caokỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. 1. Đặt vấn đề Thời gian gần đây việc đổi mới hình thức thi THPT quốc gia từ trắc nghiệmsang tự luận đã khiến nhiều bạn thí sinh gặp nhiều khó khăn khi làm bài, trong đó cómôn Địa lý. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay thì các giáo sinh và giáo viên Địa lýcần nắm vững các kỹ năng chuyên môn của mình, để có thể giúp các em vượt quanhững khó khăn đó. Một trong các kỹ năng cần nắm vững để có thể rèn luyện cho cácem đó là kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Bởi vì, đó là một kỹ năng luôn hình thành vàphát triển trong quá trình học tập và giảng dạy môn Địa lý. Đặc biệt, nó luôn gắn vớiphần Địa lý kinh tế - xã hội một phần to lớn trong môn Địa lý. Tuy nhiên theo sựnghiên cứu của tôi với 36 bạn sinh viên tại lớp ĐHSĐỊA15A của trường đại học ĐồngTháp cho thấy, đa số các bạn sinh viên trong lớp đều cho rằng kỹ năng vẽ và nhận xétbiểu đồ rất quan trọng. Nhưng các bạn còn mắc các lỗi trong quá trình vẽ và nhận xétbiểu đồ như: nhầm lẫn giữa các biểu đồ, đặt, nhận xét và giải thích chưa tốt, các côngthức chuyển đổi chưa nắm kỹ,... Trước tình hình đó tôi quyết định làm nghiên cứu vớiđề tài: “ Giải pháp nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho sinh viên ngành sưphạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp” với hy vọng đưa ra một số giải pháp liênquan đến hoạt động đào tạo của nhà trường, sự tự học của bản thân sinh viên. Để giúpcác bạn sinh viên ngành sư phạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp có thể tham khảođể rèn luyện nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ của mình, góp phần nâng caohiệu quả trong quá trình học tập và giảng dạy môn Địa lý. 2. Nội dung 2.1. Các vấn đề chung 92 2.1.1. Định nghĩa biểu đồ Biểu đồ là mô hình hóa các số liệu thống kê nhằm giúp người sử dụng nhận biếtmột cách trực quan đặc trưng về số lượng, một phần về chất lượng hoặc động lực củađối tượng và hiện tượng [1]. Biểu đồ địa lý là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình phát triển củacác hiện tượng quan về độ lớn của các đại lượng hoặc kết cấu thành phần trong mộttổn thể của các đối tượng địa lý [1]. 2.1.2. Phân loại biểu đồ Phân loại biểu đồ: biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu, biểu đồ so sánh, biểu đồ vềmối quan hệ,.. Phân loại theo hình dạng của biểu đồ: biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình vuông,biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp cột đường, biểu đồ miền,.. 2.2. Phân tích thực trạng về kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ của sinh viênngành sư phạm Địa lý, Trường đại học Đồng Tháp Theo sự khảo sát bằng phiếu điều tra câu hỏi liên quan đến kỹ năng vẽ và nhậnxét biểu đồ đối với 36 SV tại lớp ĐHSĐỊA15A ngày 12/3/2018 cho thấy: kỹ năng vẽvà nhận xét biểu đồ trở nên quan trọng đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, qua thựctế thì các bạn còn làm bài một cách “mơ hồ”, không chú ý đến tất cả các dữ liệu đề bàiđã cho, lẫn lộn giữa các dạng biểu đồ, chia danh số trên trục tung không đúng, khôngthuần thục các công thức khi chuyển đổi, chưa chuyển đổi các đơn vị khi vẽ và nhậnxét, chia khoảng cách không đúng, quên chú thích hoặc chú thích không khoa học,nhận xét lủng củng dài dòng không chính xác,...Hoặc các lỗi phổ biến liên quan đếntính thẩm mỹ thường gặp như: những lúc quên đem thước các bạn dùng tay để vẽ,thậm chí vẽ bằng bút mực nên bôi xóa, làm bẩn không thấy rõ số và ký hiệu trên biểuđồ,... Nguyên nhân dẫn đến các lỗi trên là do đề bài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: