Danh mục

Giải pháp thực hiện ba đột phá phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp phần 1, Giải pháp thực hiện ba đột phá phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2 trình bày về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm; xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thực hiện ba đột phá phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2 đột phá thứ hai:Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm;xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng thành phố môi trường Giải pháp thực hiện ba đột phá phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 7576 Kỷ yếu hội thảo GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, LỒNG GHÉP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG GTNN. KTS. TRẦN NGỌC CHÍNH* VẤN ĐỀ CHUNG Ngày nay trên thế giới, vấn đề rất thời sự là Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng (BĐKHvà NBD), nhất là các quốc gia châu Á như Indonesia, Malaysia, Philipine, Thái Lan, Sinpaporevà Việt Nam. BĐKH và NBD là vấn đề mang tính quy luật, lại có quy mô toàn thế giới và khu vực châuÁ. Dưới tác động của BĐKH và NBD, khu vực đô thị đã và đang chịu tác động mạnh nhất, gâyra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển nói chung, phát triển đô thị nói riêng,trong đó cơ sở hạ tầng là đối tượng chịu tác động khá nặng nề. Tuy nhiên, tùy theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và côngnghệ khác nhau, có những chính sách khác nhau, mức độ kết quả mang lại cũng rất khác nhau.Các nước phát triển, tốc độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển các ngành công nghiệpnói riêng, có những bước tiến không giống nhau. Theo kinh nghiệm, tốc độ phát triển kinh tếthường tỷ lệ nghịch với vấn đề ô nhiễm môi trường, gây nên sự mất cân bằng đối với các hệ sinhthái, nhất là hệ sinh thái đô thị mà trong đó, con người vừa là tác nhân vừa là đối tượng chịu tácđộng và làm mất cân bằng các hệ sinh thái do chính con người gây ra. Khu vực đô thị, ngoài các không gian chức năng chủ yếu như khu sản xuất (công nghiệp,kho tàng, bến bãi); khu dân dụng đô thị (các khu ở, khu trung tâm, khu vui chơi giải trí…)không thể thiếu một thành phần cực kỳ quan trọng là “kết cấu hạ tầng đô thị” như mạng lướigiao thông đối ngoại, giao thông đô thị, đi bộ, giao thông “sinh thái” … Ngày nay, vấn đề BĐKH và NBD làm cho những vấn đề nêu trên thêm nặng nề, bởi sự“cộng hưởng” không mong muốn luôn hiện hữu trong cuộc sống tại khu vực đô thị, vừa tựnhiên, vừa nhân tạo. Vậy, giải pháp nào để góp phần cải thiện tình hình “vừa đáp ứng yêu cầu về quy hoạch xâydựng cơ sở hạ tầng, vừa hạn chế tối đa các ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH và NBD?”* Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Việt Nam. Giải pháp thực hiện ba đột phá phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 77 Dù rất sơ bộ, xin được nêu ra một số giải pháp tại khu vực đô thị như sau: Một là, đề xuất các tiêu chí để lựa chọn một số đô thị đại diện cho các vùng ven biển trênphạm vi cả nước, từ Móng Cái đến Cà Mau, Kiên Giang. Tiêu chí cụ thể cho mỗi tỉnh phải rấtriêng, rất đặc thù như vị trí, địa hình, khí tượng, khí hậu, các điểm dân cư đô thị, nông thôn,sông ngòi, khe rạch, đồng ruộng, thảm cỏ… khu vực tiếp giáp với bờ biển, khu vực kế cận vàcác khu vực đặc thù khác liên quan đến vấn đề BĐKH và NBD. Hai là, tổ chức khảo sát, nghiên cứu những tác động của BĐKH và NBD đối với đô thịđang được xem xét, đánh giá… Với yêu cầu này, theo điều kiện vị trí, địa lý, địa hình… Támđô thị ven biển tại các vùng địa lý trên phạm vi cả nước sau đây có thể đại diện, cần được khảosát, nghiên cứu là: 1. Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2. Thành phố Hải Phòng 3. Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 4. Thành phố Đà Nẵng 5. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 6. Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 7. Thành phố Cần Thơ 8. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Ba là, nền đô thị, cốt đỏ (cốt xây dựng) cần được nghiên cứu lồng ghép trong Quy hoạchchung các đô thị với yêu cầu cần hướng đến các mục tiêu là giảm nhẹ tác động của BĐKH vàNBD cho các đô thị ven biển. Bốn là, tổ chức không gian đô thị theo hướng giảm nhẹ tác động của BĐKH và NBD, cầnxác định rõ các không gian chức năng đô thị có mối quan hệ linh hoạt hơn, quy mô hợp lý hơn;nhất là tránh sự tập trung máy móc, cứng nhắc mà ít quan tâm đến các yếu tố tác động củaBĐKH và NBD. Do đó, cơ cấu tổ chức không gian đô thị phải có sự kết nối hợp lý là chủ yếu,không nhất thiết phải tập trung “liền nhau, kề nhau”, mà có thể đánh giá đất đai chú trọng nhiềuđến yếu tố tác động của BĐKH và NBD để đề xuất các khu vực thuận lợi hay không thuận lợivề đất đai xây dựng cho xây dựng theo các mức khác nhau. Như vậy, có nghĩa là, từ nay, việc đánh giá, lựa chọn đất đai xây dựng rất cần có thêm tiêuchí này. Điều này cần có, đã có nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn, nhất là việcxem xét đến các tác động của BĐKH và NBD. Mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành hàng loạt Quychuẩn Xây dựng vào tháng 3 năm 2014, nhưng trong đó không hề đề cập đến những yếu tố mớivề BĐKH và NBD. Như vậy, có thể nói, quy chuẩn này chưa thể áp dụng cho công tác tư vấn vềquy hoạch xây dựng trong điều kiện ĐKH và NBD; càng không thể là cơ sở pháp lý để đánh giá,xem xét phê duyệt các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch vùng trên phạm vi cả nước.78 Kỷ yếu hội thảo Năm là, cơ sở hạ tầng đô thị: a) Đánh giá đất đai để chọn đất quy hoạch xây dựng đô thị Trước hết, việc đánh giá đất đai để chọn đất xây dựng, như đã nêu trên, rất cần được nghiêncứu lồng ghép các yếu tố BĐKH và NBD, nhất là việc đề xuất chiều cao nền (cốt đỏ - cốt tônnền, được phép xây dựng thuận lợi) cho quy hoạch xây dựng. Nội dung này rất quan trọngtrong các đồ án Quy hoạch chung đô thị, là tiền đề để làm đầu vào cho các đồ án quy hoạch chitiết, quy hoạch phân khu, vừa mang tính quy trình kỹ thuật, lại vừa mang tính pháp lý cần thiết. b) Nghiên cứu, tính toán đề xuất cốt xây dựng Đối với nhiều đô thị, việc nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: