Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông sinh tại Hải Dương, nhưng quê quán ở Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng Trần Quốc VượngTrần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sửhọc, nhà khảo cổ học Việt Nam.Ông sinh tại Hải Dương, nhưng quê quán ở Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Saukhi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữlại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (naylà Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).1956-1980 ông là Cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp1959 ông là Trưởng nhóm/ Trưởng môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp1980-1993 ông là Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp1989-2005 ông trở thành Nhà giáo Ưu tú, Giám đốc Trung tâm Liên Văn hoá - Lịch sửKhoa Sử, Đại học Tổng hợp1993-1996 Trưởng môn Văn hoá học, Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội1993-1996 Trưởng ngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp1996-2005 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hoáKhoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà NộiNgày 22 tháng 9, 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ hơn ông gần 30 tuổi(sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu.Ông được xem là một trong tứ trụ Lâm, Lê, Tấn, Vượng(tức gồm các Giáo sư ĐinhXuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Namđương đại. Theo lời giải thích của chính ông[1], đó là chuyện huyền thoại có lẽ hìnhthành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữathập kỷ 1950, ba ông “Lâm, Lê, Vượng” học cùng khoá, còn ông Tấn học sau (thủ khoanăm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựngngành Khảo cổ học của khoa Sử, vì sau năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngànhKhảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0, không có một nhà khảo cổ học nào. Ôngđã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡtư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn.Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyênmôn trong nuớc (Khảo cổ, Lịch sử, Văn học, Văn hoá Dân gian, Văn hoá Nghệ thuật...)và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo,Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press(Anh)…). Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong vàngoài nước, có thể kể đến như:Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993)Trong cõi (California, 1993)Theo dòng lịch sử (1995)Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995)Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997)Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998)Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998)Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999)Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999)Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội (2000)Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000)Trên mảnh đất nghìn năm văn vật (2001)Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Huế (2001)Confusianism in East Asia (Seoul, Hàn Quốc, 2001)Khoa Sử và tôi (2001)Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Quảng (2002)Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân gian Nam Bộ (2004)Hà Nội như tôi hiểu (2005)Con người – Môi trường – Văn hoá (2005)Các hoạt động khác- Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội (từ 1976 đến 2005)- Phó Tổng Thư ký Hội Văn hoá Văn nghệ Dân gian Việt Nam (từ 1989 đến 2005)- Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội (từ 1990 đến 1996)- Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam (từ 1993 đến 2005)- Chủ tịch Câu lạc bộ Ngành nghề thủ công truyền thống- Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (từ 1995 đến 2005)- Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo cácdi tích lịch sử (từ 1995 đến 2005)- Tư vấn Uỷ ban nhân dân Hà Nội về các di tích lịch sử Hà Nội và Chương trình “Ngànnăm Thăng Long” (từ 1995 đến 2005)- Uỷ viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu di tích Hoàngthành Thăng Long (2003-2004)Ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1997) và rấtnhiều Huân Huy chương khác.Ngày 20 tháng 1, 2012, ông được Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng Giải thưởng HồChí Minh đợt IV về Khoa học - công nghệ với cụm công trình Văn hóa Việt Nam:Truyền thống và Hiện đại gồm 3 tác phẩm: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và Suy ngẫm,Việt Nam cái nhìn Địa - Văn hóa, Trên mảnh đất ngàn năm văn vậtGS Trần Quốc Vượng triết lý về giỗ Tổ Vua HùngCố Giáo sư Trần Quốc Vượng từng có bài viết nghiên cứu kỹ lưỡng về Tín ngưỡng thờHùng Vương. Vietnam+ xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một phần bài viết này đểhiểu thêm về tín ngưỡng đang được đệ trình UNESCOcông nhận là di sản văn hóa phi vậtthể của nhân loại.Bài viết có tiêu đề: Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ Tổ Vua ...