Danh mục

Nhà giáo Chu Văn An

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.91 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà giáo Chu Văn An Chu Văn AnChu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱),tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sửViệt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn,xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trườngdạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá,giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357)vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua TrầnHiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ôngdâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từquan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn háicủi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.Vinh danhCuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến ViệtNam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ôngđược ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An;cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng,với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộChu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vàongày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.Câu đối thờ Chu An:Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạcPhượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phongDịch :Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiềngiả?Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻtriết nhân !Ông được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chépAn (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiếttháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học tròđầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làmhành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nóichuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắctrách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêmnghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp,dạy thái tử học.Dụ Tông ham chơi bời luời chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyêncan, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻquyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là Thất trảm sớ. Sớ dâng lên nhưng khôngđược trả lời, ông liền treo mũ về quê.Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tôngđem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo:Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?. Vuasai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết.Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừnglắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khiông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Vănmiếu.Tác phẩm - Thất trảm sớThất trảm sớ là tờ sớ do Chu Văn An soạn và dâng lên vua Trần Dụ Tông để đề nghịchém 7 người mà ông cho là nịnh thần (Mai Thọ Đức, Trâu Canh, Bùi Khâm, Văn Hiến,Nguyễn Thanh Lương, Tâm Đức Ngưu, Đoàn Nhữ Cẩu[cần dẫn nguồn]).Ban đầu, Dụ Tông còn ít tuổi, có thượng hoàng Trần Minh Tông lo việc triều chính. Saukhi thượng hoàng Minh Tông mất (1357), Dụ Tông tự mình cầm quyền chính. Nhưng DụTông không có tài trị nước.Trong thời gian Trần Dụ Tông trực tiếp cầm quyền trị vì, tình cảnh xã hội rất nhiễunhương. Dụ Tông là người ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần nhiều người bất tài,lo bế vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Nhiều trung thần nghĩa sĩ bị làm hại. Các quanngự sử vốn chuyên lo việc can ngăn vua nhưng cũng không làm theo.Chu Văn An vốn là người thẳng thắn ngạch trực, có uy tín cao trong triều. Ông đã dũngcảm dâng sớ xin chém bảy nịnh thần. Sớ thất trảm ấy bị thất truyền, không rõ nội dungnhư thế nào; ngay đương thời cũng ít người được biết ông đã xin chém những ai. Nhưngtờ sớ đă gây chấn động dư luận. Do Thất trảm sớ không được thực hiện, Chu Văn An đãlui về ở ẩn tại tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương. - Tiều ẩn thi tập - Tiều ẩn quốc ngữ thi tập - Tứ thư thuyết ước - Giang đình tác - Linh sơn tạp hứng - Miết trì - Nguyệt ...

Tài liệu được xem nhiều: