Phan Cự Đệ (1933 - 2007) là một giáo sư văn học, viện sĩ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Ông quê ở Nghệ An, là một trong những nhà phê bình, lý luận văn học hàng đầu tại Việt Nam. Giáo sư Phan Cự Đệ sinh ngày 20 tháng 7 năm 1933 trong một gia đình có truyền thống Nho học ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà giáo nhân dân Phan Cự ĐệPhan Cự ĐệPhan Cự Đệ (1933 - 2007) là một giáo sư văn học, viện sĩ, nhà giáo nhân dân Việt Nam.Ông quê ở Nghệ An, là một trong những nhà phê bình, lý luận văn học hàng đầu tại ViệtNam.Giáo sư Phan Cự Đệ sinh ngày 20 tháng 7 năm 1933 trong một gia đình có truyềnthống Nho học ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1957, ông được giữ lại giảng dạy bộ môn văn học ViệtNam tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, một cơ sở đầu ngành giảng dạy,nghiên cứu về văn học ở Việt Nam. Ngoài 30 tuổi, Phan Cự Đệ đã có giáo trình viết vềphong trào Thơ Mới và đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho nhiều sinh viên. Song songvới công tác giảng dạy, ông còn là người say mê nghiên cứu lý luận, đặc biệt là thể loạitiểu thuyết. Hơn 50 năm cầm bút, ông đã xuất bản gần 30 đầu sách thuộc các thể loại lýluận, phê bình, nghiên cứu văn học.Sau này, ông còn đảm nhận cương vị giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hoá quốc tế vàchủ tịch Câu lạc bộ Giao lưu văn hoá - kinh tế quốc tế. Trung tâm này đã thu hút nhiều sứquán, các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội và góp phần nâng cao kiến thức văn hóa chonhững người tham dự.Ông mất đột ngột ngày 5 tháng 9 năm 2007 tại Hà Nội do bệnh nhồi máu cơ tim.Văn nghiệpThơ Mới và Tự Lực văn đoànMột trong những công trình phê bình đáng chú ý đầu tiên của ông là cuốn Phong tràoThơ Mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản năm 1966. Khác với Hoài Thanh, ngườitiếp cận Thơ Mới bằng phương pháp phê bình ấn tượng, Phan Cự Đệ đã vận dụng phêbình mác-xít để nghiên cứu “trào lưu thơ lãng mạn” này. Ông khảo sát những phươngdiện lý luận như chủ nghĩa lãng mạn theo quan điểm mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ củaphương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹcủa các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của mỗinhà thơ và của cả trào lưu.Ông cũng đặt Thơ Mới trong mối quan hệ với đời sống xã hội những năm trước Cáchmạng tháng Tám để lý giải sự “thoát ly” của các nhà thơ mới với thời cuộc như là một sự“bế tắc” của chủ nghĩa cá nhân, từ đó sàng lọc, ghi nhận những đóng góp của Thơ Mới cảhai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Phan Cự Đệ đánh giá cao tinh thầndân tộc cũng như những đổi mới về hình thức của Thơ Mới đối với lịch sử thi ca hiện đạiViệt Nam.Giáo sư Phan Cự Đệ còn là một chuyên gia về văn xuôi Tự Lực văn đoàn, một bộ phậnquan trọng trong văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945. Cuốn sách Tự Lực văn đoàn -con người và văn chương cùng bài tiểu luận dài 60 trang của ông về Tự Lực văn đoàn làmột bài viết có giá trị về phương pháp luận cũng như những nhận định có tính khoa học.Ông đã phân tích chỉ ra sự đổi mới quan trọng của Tự Lực văn đoàn trong nghệ thuậtphân tích tâm lý dưới ánh sáng của khoa tâm lý học hiện đại, trong việc đổi mới kết cấuvà cốt truyện, sự vận động của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn từ luận đề đến tâm lý...Tiểu thuyết Việt Nam hiện đạiNgoài văn học lãng mạn, giáo sư Phan Cự Đệ còn đặc biệt đóng góp vào lý luận, phêbình văn học hiện đại qua những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.Năm 1974, hai tập Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại được xuất bản và đến nay đã được táibản lần thứ sáu, đây vẫn là bộ sách công phu nhất về tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Vậndụng phương pháp phê bình mác-xít, giáo sư Phan Cự Đệ phân tích và nhận định nhữngthành công và hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam qua các thời kỳ trước 1930, 1930-1945,1945-1975, và sơ bộ đánh giá tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Trong mỗi thời kỳ, ông vừaphân tích các đề tài chính, vừa giới thiệu một số phong cách tiêu biểu. Ông thể hiện khảnăng bao quát nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.Riêng về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, ông làngười cày xới kỹ nhất, xét cả hai bình diện đọc và thẩm định. Trên cơ sở những dẫn liệutừ tiểu thuyết Việt Nam và thế giới, Phan Cự Đệ phân tích khả năng điển hình hóa trongtiểu thuyết Việt Nam hiện đại, những vấn đề đặc trưng thể loại của tiểu thuyết, nhữngcuộc tranh luận về tiểu thuyết ở Việt Nam và trên thế giới và cả những công việc bếpnúc của người viết tiểu thuyết. Do vậy, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại không chỉ là mộtcông trình có tính chất tổng kết, mà còn có tính gợi mở to lớn.Cũng liên quan đến lý luận tiểu thuyết, giáo sư Phan Cự Đệ còn phân loại khá hệ thốngmột số kiểu tiểu thuyết chính trong văn học Việt Nam hiện đại: tiểu thuyết luận đề, tiểuthuyết lịch sử, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết sử thi.Hàn Mặc Tử và Ngô Tất TốTrong số các nhà thơ lãng mạn thời Thơ Mới, Phan Cự Đệ tỏ ra yêu thích nhất Hàn MặcTử, một nhà thơ tài hoa, đi xuyên qua thế kỷ, sớm mắc căn bệnh hiểm nghèo, từ giãnàng Thơ khi còn quá trẻ, để lại một vệt sáng lung linh trên thi đàn hiện đại. Phan Cự Đệlà người viết, biên soạn hai cuốn sách về Hàn Mặc Tử: Thơ văn Hàn Mặc Tử - Phê bìnhvà tưởng niệm (1993), Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm (soạn ch ...