Danh mục

Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.57 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Như Mai (1919 - 2013) là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và là nhà văn Việt Nam. Ông sinh ngày 3 tháng 8 năm Kỷ Mùi (26 tháng 9 năm 1919) tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Quê quán ông ở thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Lớn lên, ông lần lượt học ở Trường Bưởi, Đại học Y khoa và Đại học Luật khoa Đông Dương ở Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai Hoàng Như MaiHoàng Như Mai (1919 - 2013) là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và là nhà văn Việt Nam.Ông sinh ngày 3 tháng 8 năm Kỷ Mùi (26 tháng 9 năm 1919) tại Phủ Lạng Thương,tỉnh Bắc Giang. Quê quán ông ở thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Lớn lên, ông lần lượt học ở Trường Bưởi, Đại học Y khoa và Đại học Luật khoa ĐôngDương ở Hà Nội.Năm 1943, khi đang là sinh viên Đại học Luật, ông bắt đầu đứng trên bục giảng ở Trườngtrung học tư thục Đông Hải (Hải Dương).Đến năm 1948, ông được Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm Hiệu trưởng Trườngtrung học Phan Thanh. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sau: - Hiệu trưởng Trường Sư phạm Việt Bắc (1951). - Hiệu trưởng Trường Sư phạm trung cấp trung ương (1953). - Cán bộ giảng dạy Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1959). - Cán bộ giảng dạy Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1980). - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký (1997- từ 1988 - đến khi qua đời). - Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh (từ 1988 - đến khi qua đời). Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai vừa qua đời lúc 15 giờ 20 phút ngày 27 tháng 9 năm 2013 ở Bệnh viện 175, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 95 tuổi [1]. Trong quá trình công tác, ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư (1982), phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1990) và được tặng Huân chương Lao động hạng nhấtSáng tác Tiếng trống Hà Hồi (kịch, 1948) Dòng sông biên giới (kịch, viết 1957, xuất bản 2001) Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (kịch, viết 1982, xuất bản 2001). Trao cho nhau cuộc đời (thơ, 1993)Nghiên cứu Văn học Việt Nam hiện đại (NXB Giáo Dục, 1961) Trần Hữu Trang - soạn giả ca kịch cải lương (1982) Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1986) Nhận định về cải lương (1986) Giới thiệu sân khấu cải lương (1986) Thơ một thời (1989) Hoàng Như Mai tuyển tập (NXB Giáo Dục, 2005) .GS Hoàng Như Mai: Muốn được chết với kịch thơ Kiều LoanThethaovanhoa.vn) - Hoàng Như Mai (1919-2013) là một nhà giáo kì cựu, với 70 nămcống hiến cho ngành giáo dục, điều mà rất ít người làm được. Thế nhưng, đằng sau cặp“mắt kiếng” sư phạm ấy là một tâm hồn kịch nghệ dạt dào, nó giúp ông có những tiếtgiảng sinh động, thu hút.Trong lĩnh vực kịch nghệ, ngoài diễn kịch, Hoàng Như Mai còn viết vài kịch bản đángnhớ như Tiếng trống Hà Hồi(1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ ĐồChiểu (1982)…; theo nhà thơ Phan Hoàng thì ông còn viết Sát Thát, Người tù binh.Kịch sĩ “liều”Ở tuổi đôi mươi, hai vợ chồng Hoàng Như Mai đã khóa trái cửa nhà gửi hàng xóm để đidiễn kịch. Cơ duyên của điều này vì ông chơi thân với nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Sĩ Tiếntừ năm 1940. Năm 1946, họ rủ nhau Nam tiến để diễn kịch tuyên truyền chống thực dânPháp. Đoàn kịch có tên Độc Lập, gồm Đào Mộng Long, Sĩ Tiến, Tô Hải, Thu Hà, HoàngNhư Mai và vài người khác.GS Hoàng Như Mai. Ảnh: Nguyễn Đình ToánÔng kể: “Chúng tôi đi vào Nam bằng tàu hỏa. Đến Huế thì dừng lại, tập kịch. Tôi nhớ lúcsắp ra mắt đồng bào thì bỗng có lệnh bắt “Việt gian” Đào Mộng Long (sau đó mới biết làbắt nhầm). Anh Long tự ra nộp mình. Đã quảng cáo rồi, không thể thôi được và cũng cầnphải diễn để kiếm tiền (đoàn chúng tôi tự túc), nhưng thiếu anh Long, không biết làmcách nào. Ai cũng có vai cả, chỉ còn mình tôi là người lo công tác giao dịch nên khôngnhận vai diễn. Vậy là tôi liều nhận đóng thay các vai của Đào Mộng Long. Cho đến lúcđó, tôi chưa một lần lên sân khấu”.Chỉ lần “cứu bồ” đó thôi mà ông thành diễn viên kịch dài cả chục năm, đi lưu diễn “chui”(nhằm tránh thực dân Pháp) ở miền Trung, miền Nam. Ông kể, bản thân cũng có thamgia diễn vở Tiếng trống Hà Hồi của mình một vài lần. Vở này lúc đó cũng được lưutruyền chui, nhưng nhiều nơi diễn và được nhiều người xem. Trong cuộc trò chuyện vớiPhan Hoàng, ông nhận xét: “Tôi nghĩ vở kịch cũng được thôi, không có gì xuất sắc,nhưng vì khán giả thấy ở nó tín hiệu tổng phản công quét sạch quân xâm lược cho nên nóthành ra nổi tiếng”.Chính quãng thời gian diễn kịch này đã là nguồn cảm hứng lớn để khi trở lại giảngđường, Hoàng Như Mai là người rất có duyên với nghiên cứu, giảng dạy về sân khấu.chuyên đề về kịch nói của ông lúc nào cũng thu hút rất nhiều sinh viên vào nghe, dù đócó thể không phải là tín chỉ của họ. Đọc những sách như Trần Hữu Trang - soạn giả cakịch cải lương (1982), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cảilương (1986)… đã thấy thích thú, nghe ông giảng trực tiếp còn thú vị hơn. Đôi khi lênlớp, ông dành ra một hai tiết “xé rào” để đi sâu vào một vở diễn hay vấn đề sân khấu nàođó.Phiêu lưu cùng Kiều LoanThi sĩ - GS Đông Hồ bình giảng bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang và chếtđang lúc cao hứng t ...

Tài liệu được xem nhiều: