Danh mục

Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 2

Số trang: 295      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.11 MB      Lượt xem: 47      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Công pháp quốc tế (Quyển 2)" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung chính về: Luật môi trường quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; Trách nhiệm pháp lý quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 2): Phần 2 CHƯƠNG XI LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ So với những ngành truyền thống của luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế về môi trường còn khá mới mẻ. Mặc dầu vậy, nhận thức về môi trường và tầm quan trọng của môi trường, bảo vệ và gìn giữ môi trường của nhân loại là mối quan tâm lớn của cộng đông quốc tê. Nghiên cứu luật môi trường quốc tế đang trở thành một xu thế phát triển của khoa học luật quốc tế ngày nay. Chương này nghiên cửu'trước hết những vấn đề cơ bản về luật môi trường quốc tế bao gồm sự hình thành và phát triển, chủ thể, nguồn và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật này. Phần tiếp theo của chương này giới thiệu những lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của luật môi trường quốc tế bao gồm lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, bảo vệ khí quyển, đa dạng sinh học, kiểm soát quốc tế đối với các chất và chất thải nguy hại. I. KHÁI QUÁT VÈ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUÓC TÉ 1.1. Khái niệm luật môi trường quốc tế So với các ngành luật độc lập khác trong hệ thống pháp luật quốc tế như luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự hay luật quốc tế về quyền con người, luật môi trường quốc tế là một ngành luật mới mẻ. Khái niệm về một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh vấn đề môi trường ở phạm vi toàn cầu chỉ được đê cập đến kể từ thế kỷ thứ 19. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có một thiết chế toàn cầu để điều chinh các vấn đê môi trường (ví dụ như Tổ chức Thương mại thế giới WTO) hay một cơ quan giải quyết tranh 1 1 Catherine Redwell, “International environmental law”, trong Malcolm D Evans (ed), International law , 3rd ed, 2010, tr. 689. 200 chấp về vấn đề này (tương tự như cơ quan giải quyết tranh chấp quôc tê của WTO hoặc Tòa Trọng tài để giải quyết các tranh chấp quốc tế về luật biển). Mặc dù vậy, luật môi trường quốc tế đảm bảo các tiêu chí của một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. Điều này thể hiện ở sự thống nhất về chủ thể, nguồn và phương pháp điều chỉnh, về đối tượng điều chỉnh, luật môi trường quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế trong việc khai thác, bảo vệ và gìn giữ môi trường quốc tế và tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề quốc tê khác liên quan mật thiết đến môi trường và sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế. Đổi tượng điều chỉnh của luật môi trường quốc gắn liền với định nghĩa về môi trường. Khái niệm “môi trường” nhìn chung chưa được định nghĩa một cách đầy đủ.2 Chẳng hạn, Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 đưa ra định nghĩa về khái niệm “ô nhiễm môi trường biển” trong khi khái niệm “môi trường biển” lại không được định nghĩa một cách đầy đủ. “Môi trường” thường được định nghĩa một cách bao trùm trong một sô công ước quốc tế về môi trường. Chẳng hạn, tại Điều 2 khoản 10 của Công ước của Cộng đồng châu Âu năm 1993 về trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại gây ra bởi những hành vi nguy hiểm đối với môi trường, “môi trường” được định nghĩa là “các nguồn tài ngnvên thiên nhiên hữu sinh và vô sinh như không khí, nước, đất, động thực vật và Sự tương hô giữa chúng; những tài sản tạo thành di sản văn hóa và những yếu ¡Ạ đặc thù của cành quan”. Định nghĩa này đã bao quát các đối tượng bảo vệ được đề cập trong các công ước quôc tế quan trọng vê môi trường như: các di sàn 2 Catherine Redwell, sđd, tr. 688. 201 thiên nhiên và văn hóa;3 các giống và loài cần được bảo vệ4 và sự ô nhiễm môi trư ờng.5 Luật môi trường quốc tế, với tư cách là m ột ngành độc lập của luật quốc tế, bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực về bảo vệ và gìn giữ môi trường, nghĩa vụ và trách nhiệm của các quốc gia trong việc tuân thủ những cam kết vê môi trường, cơ chế thực thi trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường và khung pháp lý trong những lĩnh vực môi trường cụ thể. Phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế bao quát nhiều lĩnh vực gắn liền với con người và sự phát triển. N ghành luật này có mối liên hệ chặt chẽ với luật môi trường quốc gia, thể hiện ở việc những lĩnh vực điều chỉnh của luật môi trường quốc tế gắn liền với lợi ích của mỗi quốc gia, các nguyên tăc và quy phạm của luật môi trường quốc tế là cơ sờ cho việc quy định và tạo khuôn mẫu cho việc điểu chỉnh ở phạm vi quốc gia, đồng thời việc thực hiện có hiệu quả luật môi trường quốc tế phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện tại mỗi quốc gia. Do tính quốc tế của vấn đề môi trường m à ngày nay việc giải quyết bằng pháp luật vấn đề môi trường ở phạm vi quốc gia không thể tách rời với việc giải quyết ở quy mô toàn cầu. Mặc dù vậy, là một ngành mới, luật môi trường quốc tế có những hạn chế so với những ngành luật khác trong hệ thống luật quốc tế. Mặc dù số lượng các điều ước quốc tế ngày càng phong phú và bao quát ở nhiều lĩnh vực môi trường, phần lớn chúng được ghi nhận và áp dụng ở phạm vi khu vực, các công ước ở quy mô toàn cầu không nhiều. Ngoài ra, việc áp dụng các quy phạm luật quốc tế về môi trường 3 Điều chinh bời công ưóc năm 1972 cùa UNESCO về việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên cùa thê giới. 4 Đe cập trong công ước cùa LHQ năm 1992 về đa dạng sinh học. 5 Điều chinh bới các Công ước London 1972 vê sự thài đổ (dumping) và Công ước cùa LHQ năm 1979 vê ô nhiêm không khí tâm xa xuyên biên giới. 202 thông qua cơ chế tài phán quốc tế cũng không nhiều, do đó nhiều nguyên tắc, quy phạm và các tiêu chuẩn của luật môi trường quốc tế chưa được làm rõ cũng như việc coi m ột số nguyên tắc là nguyên tắc tập quán có tính bắt buộc còn chưa thống nhất. Do có sự khác biệt giữa lợi ích và trách nhiệm của các nhóm quốc gia, nhiều nguyên tắc và quy phạm của luật môi trường quốc tế dừng lại ở việc kêu gọi sự tự nguyện thực hiện bởi các quốc gia. Bên cạnh đó, phần lớn các nguyên tắc chưa được giải thích và thống nhất về m ặt khoa học, chỉ có tính chất khung, mềm dẻo, thỏa hiệp, chủ yếu nhằm đạt được những thỏa thuận sơ khởi để đối phó vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: