Danh mục

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.48 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cung cấp cho người học những kiến thức như: Chuẩn bị tập huấn; Các kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả tập huấn khuyến nông; Thiết kế và đánh giá khóa tập huấn; Tổ chức thực hiện khóa tập huấn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật - Trường Cao Đẳng Lào Cai ĐÀO TẠO CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT Mã số mô đun (Môn học): MĐ 24 Thời gian mô đun: 60 giờ (LT: 20 giờ; TH: 40 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN/MÔN HỌC - Mô đun kỹ năng Đào tạo chuyển giao trong khuyến nông lâm là mô đun rất quan trọng thuộc phần kỹ năng nghề khuyến nông lâm. - Mô đun này có liên quan chặt chẽ với các môn học và các mô đun khác, được bố trí học sau khi đã kết thúc phần khối kiến thức cơ sở. II. MỤC TIÊUCỦA MÔ ĐUN/MÔN HỌC * Về kiến thức: - Trình bày được nội dung các bước công việc đào tạo chuyển giao TBKHKT: Nhận dạng đựợc các loại bài dạy, Viết được Mục tiêu thực hiện cho bài dạy bất kỳ, chuẩn bị được tài liệu học cụ phù hợp, Thiết kế được bài dạy, Thực hiện kĩ năng đứng lớp cơ bản, Xây dựng được hồ sơ thiết kế khoá tập huấn kĩ năng dạy lí thuyết và kĩ năng dạy thực hành. * Về kỹ năng: - Thực hiện được các công việc: Trình diễn một kĩ năng nghề nghiệp theo chuyên môn giảng dạy của mình trong thời gian khoảng 20 - 25 phút theo đúng lịch phân công đúng kỹ thuật, đạt định mức qui định. * Về thái độ: - Tiết kiệm vật tư, văn phòng phẩm và đảm bảo an toàn lao động. III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN/MÔN HỌC 1. Điều kiện đầu vào. Người học có sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương. 2. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ vật tư a. Trang thiết bị. - Máy chiếu - Máy tính 2.2. Dụng cụ - Bảng lật - Bảng đen - Thước chỉ 2.3.Vật tư hóa chất. - Giấy A0 - Giấy A4 3. Cơ sở thực hành thực tập. - Phòng học thực hành thực tập 4. Tài liệu học tập. - Tài liệu phát tay cho học sinh. IV. NỘI DUNG MÔ ĐUN./MÔN HỌC Thời gian TT Nội dung môn học Tổng Lý Thực số thuyết hành 1 Bài 1: Chuẩn bị tập huấn 15 5 10 2 Bài 2: Các kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả tập huấn 15 5 10 khuyến nông 3 Bài 3: Thiết kế và đánh giá khóa tập huấn 12 4 8 4 Bài 4: Tổ chức thực hiện khóa tập huấn 18 6 12 Tổng cộng: 60 20 40 1 Bài 1: CHUẨN BỊ TẬP HUẤN (Tổng số: 15 giờ; LT: 5 giờ; TH: 10 giờ ) Mã bài: M24-1 Mục tiêu bài Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Phân tích được các tiêu chí của và các yếu tố tác động đến việc học tập có hiệu quả của người lớn. - Nhận dạng được các loại bài dạy (lý thuyết, thực hành). - Viết được Mục tiêu thực hiện cho bài dạy bất kỳ đảm bảo đủ 3 cấu phần (điều kiện, sự thực hiện và tiêu chuẩn đánh giá) trước khi triển khai khoá tập huấn. - Mô tả được nội dung và cách thức chuẩn bị một tài liệu phát tay cho một bài dạy lý thuyết hay thực hành đảm bảo đúng nhưbản hướng dẫn thực hiện của bài đã cho. - Tiết kiệm được vật tư, văn phòng phẩm, đảm bảo an toàn lao động. Nội dung bài học Phần lý thuyết: 1.1. NGUYÊN TẮC HỌC TẬP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LỚN TUỔI HỌC TỐT 1.1.1. Việc học dựa vào nhu cầu của học viên - Người lớn có động cơ học chỉ khi có nhu cầu, chỉ khi việc học có thể giúp họ thoả mãn được nhu cầu đó. - Người lớn tự định hướng việc học. 1.1.2. Phương pháp học từ kinh nghiệm Học viên thảo luận về những kinh nghiệm trước đây của họ, hoặc học hỏi những kinh nghiệm mới qua lý thuyết mới học được. Qua đó học viên học hỏi lẫn nhau và giảng viên cũng học hỏi được từ học viên. - Kinh nghiệm là vốn quý nhất cho việc học của người lớn. - Họ thường mang theo những hiểu biết đã có từ trước vào lớp học. - Muốn bài học bàn đến những kinh ngiệm, công việc hiện tại của họ. 1.1.3. Tham gia thảo luận và suy nghĩ Học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm và rút ra kết luận, từ đó có bài học kinh nghiệm để áp dụng cho tương lai. - Muốn tham gia vào các bài học (phỏng vấn, thảo luận). - Tham gia và thảo luận nhóm làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập. + Chúng ta nhớ 20% những gì chúng ta đọc + Chúng ta nhớ 50% những gì chúng ta nhìn và nghe + Chúng ta nhớ 80% những gì chúng ta làm + Chúng ta nhớ 90% những gì chúng ta làm và giải thích, trao đổi 1.1.4. Phương pháp tự học, tự chịu trách nhiệm Người lớn học độc lập. Họ tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì. 1.1.5. Người lớn cần có sự thông cảm và cảm giác an toàn trong lớp học - Sự thông cảm: Quá trình học rất cần sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa giảng viên và học viên. - Cảm giác an toàn: Khi thoải mái, vui vẻ, học viên sẽ học một cách dễ dàng hơn trường hợp sợ sệt, ngại ngùng, tức giận, căng thẳng. - Môi trường làm việc thoải mái: Khi học viên đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có vấn đề gì không thoải mái, họ không thể đạt kết quả tối đa trong học tập. 1.1.6. Phản hồi Học tập hiệu quả đòi hỏi phản hồi đúng đắn 1.2. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIẢNG VIÊN 2 1.2.1. Vai trò của giảng viên Giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc biến mục tiêu của lớp học thành hiện thực. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, giảng viên phải làm chủ được chuyên môn, thành thạo phương pháp sư phạm, hiểu được tâm lý và nhu cầu của người học. Do đối tượng đào tạo trong các chương trình, dự án phát triển nông thôn chủ yếu là ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: