Thông tin tài liệu:
Thời tiền sử ôm trùm một mảng niên đại hơn hai triệu năm, nhưng nghệthuật mới xuất hiện chừng khoảng 30.000 năm từ thời đồ đá cũ. Những hình vẽsớm nhất của loài người còn tìm thấy được trong các hang động có lẽ chưa aihiểu được ý nghĩa thật sự của chúng, nhưng sự sống lệ thuộc vào việc săn bắnkhiến những bức tranh vẽ về những thú vật đó không đơn thuần chỉ để trang trí,mà có thể là thể hiện tín ngưỡng và thỏa mãn mơ ước được chế ngự linh hồn convật, tước đi sức mạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬTGIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀCH KHOA BỘ MÔN KIẾN TRÚC GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC (Chưa hoàn chỉnh, tiếp tục cập nhật) BIÊN SOẠN: HS. TRẦN VĂN TÂM ĐÀ NẴNG, 2007 CHƯƠNG 1TRẤN VĂN TÂM Trang 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT NGHỆ THUẬT THỜI KỲ ĐẦU1. NHỮNG BỨC HỌA ĐẦU TIÊN Thời tiền sử ôm trùm một mảng niên đại hơn hai triệu năm, nhưng nghệthuật mới xuất hiện chừng khoảng 30.000 năm từ thời đồ đá cũ. Những hình vẽsớm nhất của loài người còn tìm thấy được trong các hang động có lẽ chưa aihiểu được ý nghĩa thật sự của chúng, nhưng sự sống lệ thuộc vào việc săn bắnkhiến những bức tranh vẽ về những thú vật đó không đơn thuần chỉ để trang trí,mà có thể là thể hiện tín ngưỡng và thỏa mãn mơ ước được chế ngự linh hồn convật, tước đi sức mạnh của nó trong mỗi cuộc săn. Sự liên quan này thấy rõ ở tính chất tự nhiên và sự chính xác lạ lùng về mặtcơ thể học của những con thú. Những người thợ săn “họa sĩ” - Năm 1897, tại một hang đá ở miền Bắc Tây Ban Nha, người ta phát hiệnđược hình vẽ “con bò rừng” dài 195cm, được xác định vào khoảng 15.000 -12.000 tCN (H1), mà lúc đầu người ta vẫn nghĩ là một vụ lừa bịp. - Trong một hang động tại Lascaux ở Pháp, cũng có hình vẽ “Bò” khoảng15.000 - 10.000 tCN (H2). - Một bức tranh nữa trong hang động ở Tây Ban Nha (H3). + Dụng cụ: Có thể là cọng sậy rỗng, một que củi cháy dở hay những vật cứng để khắc, vạch lên đá mềm là những vách, nóc hang. + Màu sắc: Dùng chất khoáng thiên nhiên như đất sét, đá có màu đỏ, vàng, nâu và màu đen từ than gỗ. Được bôi lên bằng tay hay phết lên bằng bàn chải làm từ cây sậy hoặc lông thú cùng với chất kết dính là mỡ động vật. H1. Con bò rừng. 15.000-12.000 tCN. Tây Ban Nha. + Hình vẽ: Thường là những con thú, đôi khi có cả con người. Phương tiện thể hiện tuy rất đơn sơ, nhưng hiệu quả thì đáng kinh ngạc. Nó càngTRẤN VĂN TÂM Trang 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT huyền bí và cực kỳ sống động trong cảnh vắng lặng kỳ dị và mờ tối trong hang đá. Trong thời kỳ mà sự sống còn tuỳ thuộc rất lớn từ kết quả của việc săn bắnvà thiên nhiên nhiên còn rất bí ẩn với sức mạnh đáng sợ của nó thì ý nghĩa củanhững hình vẽ rất có thể là chức năng tế lễ và cả ma thuật.H2. Trích đoạn “Hang bò rừng”. 15.000-10.000 tCN.Lascaux, Pháp (trên).H3. Đàn nai, hang động ở Tây Ban Nha. H4. Bản đồ Ai Cập. 2. THỜI THƯỢNG CỔ 2.1. AI CẬP: Đất nước Ai Cập là một vùng sa mạc rộng mênh mông, nhưng đây là một trong những cái nôi văn hóa cổ nhất của loài người. Lịch sử Ai Cập thời hoàng kim được chia thành 3 thời kỳ. Từ thời Cựu Vương triều bắt đầu từ năm 3100 tCN với đời vua thứ 1, đến Trung Vương triều, rồi Tân Vương triều kết thúc năm 1085 tCN với đời vua thứ 20. Nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại phát triển khá hoàn chỉnh, gồm âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, điêu khắc và hội họa cũng rất xuất sắc. Trong đời sống của người Ai Cập cổ đại thì hội họa phần lớn được dành chosự an lạc của người chết. Đó là loại hình chân dung lột tả gương mặt người mớiTRẤN VĂN TÂM Trang 1GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬTqua đời bằng sáp nóng trên gỗ ván mỏng để đặt vào quan tài. Thần thái, thậm chítâm trạng được truyền đạt với bút pháp gân khỏe hơn hẳn loại tranh tường. Dotập trung tại di chỉ vùng Fayum nên loại tranh này được gọi chung là chân dungFayum. - Chân dung Fayum (H5). Thời Tân Vương triều, tranh tườngphát triển phong phú, nét vẽ linh hoạt,màu sắc tươi tắn hài hòa, mô tả khá đầyđủ các cảnh sinh hoạt của hoàng gia haychức sắc quyền quý.H5. Chân dung người phụ nữ. Vẽ sáp nóng trêngỗ. Ai Cập cổ đại. - Tranh tường Ai Cập cổ đại (H6) - Những con ngỗng ở Meidoum (H7): Khoảng ...