Danh mục

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-10

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.52 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 chồng sau khi ly hôn, rằng người được cấp dưỡng, nếu không phải là người chưa thành niên, chỉ xác lập được quyền yêu cầu cấp dưỡng trong trường hợp “không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Hiểu thế nào về cụm từ đó trong khung cảnh của các quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng ? Không có khả năng lao động. Hẳn thế nào là không có khả năng lao động tùy thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán. Người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-10 Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 chồng sau khi ly hôn, rằng người được cấp dưỡng, nếu không phải là người chưa thành niên, chỉ xác lập được quyền yêu cầu cấp dưỡng trong trường hợp “không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Hiểu thế nào về cụm từ đó trong khung cảnh của các quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng ? Không có khả năng lao động. Hẳn thế nào là không có khả năng lao động tùy thuộc vào sự đánh giá của thẩm phán. Người thất nghiệp chưa chắc là không có khả năng lao động; người tật nguyền cũng có thể có khả năng lao động;... Có lẽ khả năng lao động nói trong các điều luật liên quan chủ yếu là khả năng về sức vóc, cơ bắp và các kỹ năng cho phép đương sự thực hiện một công việc (thường xuyên hoặc không thường xuyên), hoặc với tư cách người lao động cá thể, riêng lẻ, hoặc với tư cách người lao động làm thuê, nhằm tạo thu nhập nuôi sống mình và gia đình mình. Không thể nói là không có khả năng lao động, một người vai u, thịt bắp, khoẻ mạnh, có thể được sử dụng tốt vào các công việc cần lao động chân tay, nhưng lại chỉ mơ tưởng đến những công việc thuộc các lĩnh vực rất chuyên môn mà mình không đủ năng lực để chen chân vào và do đó, không được ai quan tâm tuyển dụng, cuối cùng rơi vào cảnh sống bần cùng. Trái lại, có thể coi là không có khả năng lao động một người chấp nhận làm bất kỳ việc gì trong khuôn khổ pháp luật, để có thu nhập, nhưng không ai chịu thuê. Không có tài sản để tự nuôi mình. Không nhất thiết người yêu cầu cấp dưỡng hoàn toàn không có tài sản. Người yêu cầu cấp dưỡng có thể có tài sản gốc, nhưng tài sản không sinh lợi73 hoặc có sinh lợi và đã được khai thác theo khả năng của chủ sở hữu, nhưng không đủ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình mình. Người có yêu cầu cấp dưỡng cũng có thể có thu nhập thường xuyên hoặc không thường xuyên do lao động, thậm chí có hưởng trợ cấp (mất sức, thương tật,...) và đã huy động tất cả các nguồn thu nhập của mình mà vẫn không thoả mãn được các yêu cầu chi tiêu tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày của mình và của gia đình mình. b. Tình trạng của người được yêu cầu cấp dưỡng Có khả năng và có điều kiện cấp dưỡng. Nếu tất cả những người có liên quan đều ở trong tình trạng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, thì mỗi người đều phải tự xoay sở. Người được yêu cầu cấp dưỡng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một khi có khả năng vật chất và có điều kiện hỗ trợ cho người yêu cầu. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã dẫn Điều 16 khoản 1 quy định rằng người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật hôn nhân và gia đình là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thườìng cần thiết cho cuộc sống của người đó74. Câu chữ của điều luật cho phép nghĩ rằng chỉ có thể coi là có khả năng cấp dưỡng người có thu nhập (dù là không thường xuyên) và đã có thể tự bảo đảm việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình. Luật chỉ nhắc đến “cuộc sống của người đó” (của người có nghĩa vụ cấp dưỡng), cũng như khi nói về người có quyền được cấp dưỡng. Trong đa số trường hợp, đương sự còn có 73 Ví dụ, có một căn nhà tranh, một ít đồ vật gia dụng,... không thể cho ai thuê. 74 Tài sản, thu nhập ở đây phải là tài sản, thu nhập ròng, nghĩa là sau khi đã trừ chi phí đầu vào, trừ thuế, nợ. Hơn nữa, tài sản đó phải là hình thức biểu hiện vật chất của thu nhập, hoa lợi, lợi tức chứ không phải là các tài sản gốc. 100 Khoa Luật- Đại học Cần Thơ Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 vợ (chồng) thậm chí có con phải nuôi dưỡng của riêng mình. Một cách hợp lý, “cuộc sống của người đó” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất: không chỉ là cuộc sống của cá nhân người đó, mà còn là cuộc sống của gia đình hộ của người đó, nghĩa là của những người mà người đó có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng. Không thể buộc một người hy sinh gia đình của mình để cứu lấy gia đình của người khác. B. Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể 1. Xác lập quyền yêu cầu cấp dưỡng không mang tính chế tài Việc xác lập quyền yêu cầu cấp dưỡng không mang tính chế tài được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các Điều từ 56 đến 60. Ta có các quyền cấp dưỡng trong quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em, giữa ông bà nội (ngoại) và cháu và giữa vợ chồng sau khi ly hôn. a. Quan hệ giữa cha mẹ và con Cha mẹ cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 56, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Ta đã nói rằng quan hệ cha mẹ-con không lệ thuộc vào tính chất của quan hệ giữa cha và mẹ. Bởi vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn luôn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, trong điều kiện cha mẹ ly hôn và con phải sống chung với một trong hai người, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có thể thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng dưới hình thức cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc cấp dưỡng, thay cho việc nuôi dưỡng theo những thể thức bình thường được áp dụng lúc cha mẹ còn duy trì quan hệ hôn nhân. Cần nhấn mạnh rằng con được cấp dưỡng phải là con chung của vợ và chồng; luật không phân biệt con chung ấy là con ruột hay con nuôi. Cũng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 17 khoản 2, trong trường hợp việc kết hôn giữa cha mẹ bị huỷ, thì quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Bởi vậy, khi việc kết hôn bị huỷ, người không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. ...

Tài liệu được xem nhiều: