Danh mục

Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

Số trang: 117      Loại file: pdf      Dung lượng: 556.52 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (117 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân dùng cho sinh viên chuyên ngành luật với mục tiêu giúp sinh viên nắm được nguồn gốc của nhà nước, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước; hiểu được vị trí, chức năng của Nhà nước; hiểu được các kiểu, hình thức và bộ máy nhà nước,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HỌC PHẦN 1 (Dùng cho sinh viên chuyên ngành luật) HÀ NỘI, 2018 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC Nội dung: Nội dung chương này nghiên cứu những vấn đề khái quát nhất về nhà nước như: sự hình thành nhà nước, bản chất nhà nước; các đặc trưng của nhà nước, vị trí, chức năng của nhà nước, kiểu, hình thức nhà nước và bộ máy nhà nước. Mục tiêu: - Giúp sinh viên nắm được nguồn gốc của nhà nước, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước; - Giúp sinh viên hiểu được vị trí, chức năng của Nhà nước. - Giúp sinh viên hiểu được các kiểu, hình thức và bộ máy nhà nước. Hướng dẫn học: Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau: - Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. - Đọc tài liệu: Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân. - Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. 2 - Trang Web môn học. Tình huống dẫn nhập 1: Nhà nước là gì? Nhà nước xuất hiện trong xã hội như thế nào? Tình huống dẫn nhập 2: Nhà nước có nguyên thủ quốc gia do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, làm việc theo nhiệm kỳ có phải là Nhà nước theo hình thức chính thể quân chủ hay không? - Để giải quyết các tình huống trên, cần làm rõ: nguồn gốc của Nhà nước và hình thức Nhà nước. - Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này. 1.1. Nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của Nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước Sự hình thành những nhà nước đầu tiên ở các khu vực khác nhau trên thế giới rất đa dạng. Có nhiều học thuyết khác nhau về nguồn gốc của Nhà nước, như: thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết khế ước xã hội, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực, thuyết siêu trái đất… Tuy nhiên, học thuyết Mác - Lênin được phổ biến giảng dạy tại các cấp học. 3 Theo học thuyết Mác, trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thuỷ tạo ra hình thức tổ chức xã hội là thị tộc, bào tộc, bộ lạc. Để tổ chức và quản lý thị tộc, xã hội đã hình thành hình thức Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc với quyền hạn rất lớn. Tổ chức quản lý bào tộc là Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc, với các nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như nguyên tắc tổ chức quyền lực của thị tộc nhưng có sự tập trung cao hơn. Hội đồng bộ lạc là hình thức tổ chức quản lý của bộ lạc với nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như thị tộc và bào tộc nhưng mức độ tập trung quyền lực cao hơn nữa. Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã xuất hiện và tồn tại quyền lực nhưng đó là quyền lực xã hội xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Những người đứng đầu thị tộc, bào tộc, bộ lạc không có đặc quyền, đặc lợi nào, họ cùng sống, cùng lao 4 động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Cùng với sự xuất hiện các giai cấp trong xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp cũng đã xuất hiện. Cùng với sự phát triển của xã hội, mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội ngày càng phát triển, đến mức xã hội không thể điều hòa. Khi ấy, giai cấp thống trị - là giai cấp nắm về kinh tế trong xã hội - đã lập ra một tổ chức đặc biệt nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi của mình, duy trì sự bóc lột của mình với các tầng lớp giai cấp khác, đồng thời để thiết lập trật tự, ổn định cho xã hội. Tổ chức đặc biệt này được gọi là Nhà nước. Ănghen đã bổ sung vào học thuyết của Mác, cho rằng sự hình thành các nhà nước trong thực tế lịch sử rất đa dạng, ngoài sự hình thành nhà nước theo cách cơ bản (như nhà nước Aten), còn có một số nhà nước phương Tây được hình thành theo những cách đặc thù (như Roma, Giecmanh) hoặc các nhà nước ở phương Đông. Các nhà nước ở phương Đông xuất hiện không phải do mâu thuẫn không thể điều hòa giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội 5 mà do nhu cầu thủy lợi, trị thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống ngoại xâm. Tổ chức đứng ra quản lý trị thủy, thủy lợi dần dần kiêm thêm quản lý các vấn đề khác nhau của đời sống xã hội và trở thành Nhà nước. 1.1.2. Bản chất của Nhà nước Nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ: nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước do giai cấp thống trị trong xã hội lập ra nhằm để bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp thống trị. Bên cạnh bản chất giai cấp, nhà nước còn mang bản chất xã hội. Nhà nước được lập ra còn nhằm để quản lý xã hội, thiết lập trật tự và ổn định của xã hội. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà, nhà nước còn phải bảo vệ lợi ích chung của xã hội, các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội ở những mức độ nhất định. Ở mỗi kiểu nhà nước, mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện ở các mức độ khác nhau. 1.1.3. Các đặc trưng của Nhà nước Nhà nước là một hiện tượng của kiến trúc thượng tầng xã hội, tồn tại và hoạt động tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: