Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 2 - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ngân hàng thương mại: Phần 2 - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà Chương 7 ĐỊNH GIÁ CÁC DỊCH v ụ NGÂN HÀNG Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, mua bán ngoại tệ... với “giá” nhất định: đó là lãi suất, phí, tỷ giá. Định giá các dịch vụ là nội dung quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và chi phí của ngân hàng, quyết định khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng phát triển của ngân hàng. Chương Định giá các dịch vụ của ngân hàng thương mại tập trung nghiên cứu các loại lãi suất, phí, phương pháp xác định lãi suất và phí cho sản phẩm của ngân hàng thương mại. 7.1. C Á C L O Ạ I G IÁ SẢN PHẢM CỦA NGÂN HÀNG T H Ư Ơ N G M Ạ I Ngân hàng phải trả lãi cho khách hàng về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được, cấu thành chi phí của ngân hàng và yêu cầu khách hàng cũng phải trả lãi và phí cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, cấu thành thu nhập của ngân hàng. Do tính chất và yêu cầu về các sàn phẩm, giá các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng cho phép ngân hàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng khác nhau với nhu cầu khác nhau. Giá các sản phẩm của ngân hàng có thể chia thành hai loại chính: Lãi suất và phí. 7.1.1. L ãi su ấ t (năm ) Lãi suất là tỷ lệ (%) của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định (1 năm). Ví dụ, lãi suất tỉền gừi là 12%/ nãm. Nấu khách hàng gửi vào ngân hàng 100 triệu, với thời hạn 6 tháng, thì ngân hàng sẽ phải trả số tiền lãi cho khách khi đến hạn là: 100 triệu X 6 tháng X 12% /12 = 6 triệu a. Lãi suất huy động và lãi suất tin dụng Lãi suất huy động là các loại lãi suất ngân hàng trả cho nguồn huy động bao gồm ỉãi suất tiền gửi giao dịch, tiết kiệm, lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng... Lãi suất tín dụng như lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay... Để đảm bảo thu nhập ròng dương, lãi suất huy động bình quân phải nhỏ hơn lãi suât tín dụng bình quân. b. Lãi suất ngắn hạn và lãỉ suất trung dài hạn Lãi suất được phân biệt theo thời hạn của sản phẩm. Thời hạn càng dài rủi ro càng lớn, do vậy lãi suất suất dài hạn thường cao hơn ngắn hạn. c. Lãi suất cố định, thả nồi, hoặc hỗn hợp Ngân hàng có thể sử dụng Lãi suất cố định, thả nổi, hoặc hỗn hợp trong các hợp đồng. s Lãi suất cố định Là lãi suất được định trước trong hợp đồng và không thay đồi trong suốt thời gian của hợp đồng. Lãi suất cố định giúp cho ngân hàng và khách hàng biết trước số lãi (thu được hoặc phải trả), tuy nhiên có thể tạo ra rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi lớn. J Ví dụ, ngân hàng cho vay 100 triệu, thời hạn 12 tháng, lãi suất / 12%/năm, trả lãi 2 lần trong kỳ Lãi 6 tháng đầu = 100 triệu X 12%/2 = 6 triệu Lãi 6 tháng sau = 100 triệu X 12%/2 = 6 triệu s L ãi su ất th ả nổi Là lãi suất trong hợp đồng thay đổi theo lãi suất thị trường. Khi ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi, lãi được tính theo lãi suất thị trường vào thời điểm tính lãi. Lãi suất thả nổi có thể hạn chế rùi ro lãi suất cho ngân hàng, tuy nhiên lại gây khó khăn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch đầu tư và vì vậy có thể gây rủi ro cho khách hàng. Ví dụ, ngân hàng cho vay 100 triệu, thời hạn 12 tháng, trả lãi 2 lần trong kỳ, lãi suất thả nổi. N ếu lãi suất cho vay ngắn hạn cùa ngân hàng vào 30/6 là 12% thì Lãi 6 tháng đầu = 100 triệu X 12%/2 = 6 triệu Nếu lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng vào 31/12 là 14% thì Lãi 6 tháng sau = 100 triệu X 14%/2 = 7 triệu Trong nhiều trường hợp ngân hàng thả nổi theo một lãi suất nào đó như SIBOR. Ví dụ, ngân hàng cho vay 100 tr, thời hạn 12 tháng, trả lãi 2 lần trong kỳ, lãi suất thả nổi = SIBOR + 2%. Ngân hàng sẽ lấy SIBOR 2 ngày làm việc trước đó để tính lãi suất cho vay. N ếu SIBOR ngày 28/6 là 4% thì lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng vào 30/6 là 6%. Nếu SIBOR ngày 29/12 là 5,25% thì lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng vào 31/12 là 7,25% Lãi suất thả nổi thường được áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc trong cho vay trung và dài hạn. Trong những năm gần đây, trước bất ổn của thị trường tài chính quốc tế và tính liên kết ràng buộc ngày càng tăng giữa các trung gian tài chính, ngân hàng có xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng ỉãi suất thả nổi trong quan hệ tài trợ cho khách hàng. s Lãi suất hỗn họp Là sự kết hợp giữa lãi suất thả nổi và cố định: cố định trong một số lần trả lãi và thay đổi sau một số lần trả lãi. Ví dụ, ngân hàng cho vay 5 năm, thu lãi 3 tháng một lần. Ngân hàng áp dụng lãi suất hiện hành cho năm thứ nhất (cố định trong 1 năm) và sẽ thay đổi lãi suất trong từng năm tiếp theo. Lãi suất hỗn hợp thường được áp dụng cho các khoản huy động và tài trợ trung và đài hạn. d. Lãi suất trần và sàn Lãi suất trần là mức lãi suất cao nhất. Lãi suất sàri là mức lãi suất thấp nhất. - Trước hết lãi suất trần và sàn có thể do Ngân hàng trung ương đặt ra và bắt buộc ngân hàng thương mại phải tuân thủ. Để hạn chế các ngân hàng cạnh tranh đẩy giá tiền gửi lên quá cao có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản (hoặc độc quyền hạ giá tiền gửi gây tổn hại cho người tiết kiệm), Ngân hàng trung ương quy định lãi suất trần và sàn. Tương tự như vậy đối với lãi suất tín đụng. Lãi suất trần và sàn ioại này phản ánh sự can thiệp trực tiếp của N gân hàng trung ương vào chính sách lãi suất của ngân hàng thương mại. - Thứ hai, lãi suất trần và sàn do ngân hàng thương mại đặt ra (trong các hợp đồng tài chính). Nếu ngân hàng đang áp dụng lãi suất thả nổi và cho rằng lãi suất có xu hướng tăng, ngân hàng có thể bán hợp đồng trần lãi suất cho vay , tức ỉà lãi suất cho vay ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Dịch vụ ngân hàng Quản lý rủi ro hoạt động Rủi ro ngoại hối Quản lý rủi ro lãi suất Quản lý thanh khoảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 241 3 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 186 0 0 -
6 trang 184 0 0
-
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 173 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 159 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 157 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 144 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 132 0 0 -
38 trang 131 0 0
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 129 0 0 -
Tăng trưởng cho vay và sự an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 trang 124 0 0 -
Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
3 trang 118 0 0 -
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu
75 trang 118 0 0 -
7 trang 117 0 0
-
Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
5 trang 117 0 0 -
13 trang 116 0 0
-
Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại: Phần 1 - TS. Trương Quang Thông (chủ biên)
102 trang 116 1 0 -
Tổng quan chung về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng
51 trang 115 0 0