Thông tin tài liệu:
Kể từ lúc Oswald T. Avery, MacLeod và McCarty (Đại học Standford, USA; 1944) chứng minh DNA là vật chất mang thông tin di truyền và đặc biệt là, từ ngày James Watson và Francis Crick khám phá ra cấu trúc phân tử DNA - 25/4/1953 đến nay, Hoá sinh học và Sinh học phân tử đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Những thành tựu mới nối tiếp nhau ra đời, đáng kể là sự hoàn thành việc giải mã di truyền bởi hai nhóm nghiên cứu của Marshall Nirenberg và Gobind Khorana vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nucleic Acid part 1HOÀNG TRỌNG PHÁN (Chủ biên) - ĐỖ QUÝ HAI Gi¸o tr×nh NUCLEIC ACID NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế - 2008 3 Lời nói đầu Kể từ lúc Oswald T. Avery, MacLeod và McCarty (Đại học Standford,USA; 1944) chứng minh DNA là vật chất mang thông tin di truyền và đặcbiệt là, từ ngày James Watson và Francis Crick khám phá ra cấu trúcphân tử DNA - 25/4/1953 đến nay, Hoá sinh học và Sinh học phân tử đãphát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Những thành tựu mới nốitiếp nhau ra đời, đáng kể là sự hoàn thành việc giải mã di truyền bởi hainhóm nghiên cứu của Marshall Nirenberg và Gobind Khorana vào tháng6 năm 1966 và sự ra đời của Kỹ thuật Di truyền vào giữa thập niên 1970là hai sự kiện nổi bật nhất kể từ sau khi sinh học phân tử ra đời. Kế đó, sựthành công của Dự án Bộ gene Người (Human Genome Project = HGP)vào tháng 4 năm 2003 được xem là một trong những kỳ công thám hiểm vĩđại nhất của loài người. Lần đầu tiên con người có thể đọc được một cáchđầy đủ toàn bộ trình tự 3.164.700.000 cặp base trong bộ gene của mình.Tất cả những sự kiện nổi bật này minh chứng một điều rằng: Sự phát triểncùng với những thành tựu đạt được của lĩnh vực nghiên cứu nucleic acidvà sinh học phân tử nói chung trong thời gian qua quả là vô cùng to lớn! Để góp phần đổi mới nội dung giáo trình Nucleic Acid theo hướng cậpnhật kiến thức cũng như phương pháp dạy và học bộ môn, chúng tôi đãtham cứu nhiều tài liệu khác nhau và cố gắng biên soạn giáo trình trêntinh thần ấy. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình này sẽ đáp ứng được phầnnào nhu cầu học tập của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiệnnay. Nội dung giáo trình gồm sáu chương bao quát các kiến thức cơ bản vềnucleic acid. Chương 1 đề cập đến Lịch sử và phương pháp nghiên cứunucleic acid; các chương 2, 3 và 4 tập trung chủ yếu vào các khía cạnhcấu trúc của các nucleotide, polynucleotide, các phân tử DNA và RNA;còn các chương 5 và 6 đi sâu vào cơ chế của các quá trình sinh tổng hợpnucleotide, DNA, RNA và protein. Mặt khác, để đảm bảo tính toàn diện vàtính hệ thống của giáo trình (trong khuôn khổ đã định), các kiến thức đạicương về cơ sở phân tử của đột biến và tái tổ hợp DNA cũng được trìnhbày ở cuối chương 5 như là mặt biến đổi thiết yếu, mang tính biện chứngcủa cấu trúc di truyền này. Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi vàBài tập và Tài liệu tham khảo để bạn đọc tiện ôn tập và tra cứu. Giáo trình Nucleic Acid này được ra đời trong khuôn khổ của Dự ánGiáo dục Đại học Huế. Vì vậy một số kiến thức nâng cao như phần Công 4nghệ DNA tái tổ hợp - một lĩnh vực ứng dụng mới mẻ và rộng lớn của sinhhọc phân tử - theo quy định sẽ được đề cập trong một giáo trình riêng -Công nghệ DNA tái tổ hợp - mà không đi sâu với tư cách là một chủ đềhay một chương riêng. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ khoa học đượcthống nhất sử dụng bằng tiếng Anh để giúp người học dễ dàng hơn trongviệc tiếp cận với thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet. Giáo trình này do ThS. Hoàng Trọng Phán và PGS.TS. Đỗ Quý Hai -hiện đang công tác tại Khoa Sinh học các trường Đại học Sư phạm và Đạihọc Khoa học thuộc Đại học Huế - biên soạn, với sự phân công như sau: ThS. Hoàng Trọng Phán chủ biên và biên soạn các chương 3, 4, 5, 6và một phần của chương 2; và PGS.TS. Đỗ Quý Hai biên soạn chương 1 và một phần của chương 2. Để giáo trình này kịp thời ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin trân trọngcảm ơn Dự án Giáo dục Đại học Huế đã tài trợ cho việc biên soạn và xuấtbản giáo trình trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục Đại học mức B. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt đến GS. TSKH. Lê DoãnDiên, Chủ tịch Hội Hoá sinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm INCEDA đãdày công đọc bản thảo và cho nhiều ý kiến quý báu kể từ khi đề cươnggiáo trình bắt đầu được hình thành. Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót.Chúng tôi rất mong nhận được sự phê bình và chỉ bảo của các đồngnghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong lần in sau. Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2005 Các tác giả, HOÀNG TRỌNG PHÁN - ĐỖ QUÝ HAI 7Chương 1 Lịch sử và Phương pháp Nghiên cứu Nucleic AcidI. Lịch sử nghiên cứu Nucleic acid là những hợp chất cao phân tử đóng vai trò hếtsức quan trọng trong hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật.Chúng tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống như sinhtổng hợp protein, sinh trưởng, sinh sản và di truyền. Trong một thời gian dài các nhà hóa học và các nhà nghiêncứu về sinh lý dinh dưỡng đã coi protein, lipid và carbonhydrate làba chất quan trọng nhất tạo ...