Danh mục

Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 2

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 617.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 2, tài liệu phổ thông, thể loại khác phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 2 Câu 2: Đánh dấu vào ô tương ứng phản ánh đặc điểm các yêu cầu khi thực hiệnphương pháp tắm không khí nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Bắt đầu tập luyện tắm không khí từ nhiệt độ không khí: 150-200 200-250 250-300 b. Tập luyện tắm không khí với nhiệt độ không khí: Tăng dần Không thay đổi Giảm dần c. Tập luyện tắm không khí bắt đầu tốt nhất là từ: Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông d. Thời gian tập luyện tắm không khí với người mới tập luyện lần đầu: 10 phút 15 phút 20 phút 25 phút e. Sau mỗi tuần tập luyện tắm không khí cần tăng thời gian lên: 3 phút 5 phút 7 phút 10 phút f. Thời gian tập luyện tắm không khí tối đa: 60-90 phút 90 - 120 phút 120-150 phút Câu 3: Đánh dấu vào ô tương ứng phản ánh đặc điểm các yêu cầu khi thực hiệnphương pháp tắm nước nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Tập luyện tắm nước với nhiệt độ: Tăng dần Không thay đổi Giảm dần b. Tập luyện tắm nước tốt nhất bắt đầu vào: Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông c. Thời gian tập luyện tắm nước với người mới tập luyện lần đầu: 2-3 phút 3-4 phút 4-5 phút 5-6 phút d. Sau mỗi lần tập luyện tắm nước cần tăng thời gian lên: 2-3 phút 4-5 phút 6-7 phút e. Thời gian ngâm mình dưới nước tối đa nên là: 15 phút 20 phút 25 phút 30 phút f. Tập luyện tắm nước tốt nhất là vào lúc: Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều Chủ đề IV: Kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT (6 tiết) Mục tiêu Học xong chủ đề này sinh viên có được: - Hiểu được đặc điểm và yêu cầu thực hiện các phương pháp kiểm tra, theo dõi sức khoẻ:đo chiều cao đứng, cân nặng, đo vòng ngực, đếm mạch, tính chỉ số Pi nhê... - Biết thực hành tương đối thành thạo các nội dung, phương pháp kiểm tra theo dõi sứckhoẻ cho HS tiểu học. Hoạt động: Tìm hiểu và thực hành về kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT Thông tin cơ bản1. Ý nghĩa- tác dụng Tập luyện TDTT nhằm không ngừng củng cố, tăng cường sức khoẻ cho người tập, do đócông tác kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT là một vấn đề rất quan trọng. Thông qua việc tiến hành công tác kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện nhằm:giúp GV nắm bắt được tình hình sức khoẻ HS, kịp thời điều chỉnh lượng vận động cho thích hợpvới sức khoẻ HS Thực tế cho thấy rằng trong quá trình giảng dạy TDTT, nếu GV không nắm bắt được chínhxác tình hình sức khoẻ HS, từ đó làm cho việc tổ chức tập luyện thực hiện lượng vận động khôngvừa sức với HS thì sẽ xẩy ra một trong hai tình huống sau: - Nếu lượng vận động thấp thì hiệu quả của tập luyện và GDTC nói chung sẽ thấp. - Nếu lượng vận động cao thì rất dễ xẩy ra hiện tượng tập luyện quá sức cho HS (trướchết là gây mệt mỏi cho HS trong và sau khi tập luyện, sau đó là xẩy ra các chấn thương, đau ốm,bệnh tật...). Trong một lớp học, thông thường trạng thái sức khoẻ HS không đồng nhất: Có em khoẻ,có em yếu, có em hay đau ốm, bệnh tật và đa số là có sức khoẻ trung bình... Về khả năng tiếp thukiến thức, hình thành kỹ năng- kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực ... của HS cũngkhông đồng đều. Do đó, để có được lượng vận động vừa sức cho mỗi HS trong tập luyện TDTTthì nhất thiết phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS. Công tác kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS còn có tác dụng thúc đẩy GV xem lại nội dunggiảng dạy, soạn giáo án tỉ mỉ, đi sâu đi sát HS hơn và thường xuyên chú ý tìm cách cải tiếnphương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Việc kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS cần tiến hành vào đầu năm học và kết thúc từng họckỳ. Nên kết hợp kiểm tra sư phạm với kiểm tra y học, do đó cần có sự tham gia của y tế. Thông qua kiểm tra nếu thấy tình hình sức khoẻ nói chung và trình độ thể lực nói riêng củaHS có tăng lên phần nào phản ánh được kết quả của giảng dạy TDTT và công tác GDTC chungcủa nhà trường.2. Nội dung kiểm tra2.1. Kiểm tra y học (về mặt y tế) Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực (hít vào, thở ra), nếu cóđiều kiện thì kiểm tra cả dung tích sống. Kiểm tra chỉ số mạch đập, huyết áp... , ngoài ra còn phảikiểm tra theo dõi về cảm giác ăn, ngủ của HS.2.2. Kiểm tra sư phạm (về mặt TDTT) Cần tiến hành kiểm tra một số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: