Danh mục

Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 6

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 648.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 6, tài liệu phổ thông, thể loại khác phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 6 b) Kể chuyện, mạn đàm, trao đổi: Đây là phương pháp ít được sử dụng trong thựctiễn giảng dạy trước đây do không có nhiều thời gian và GV chưa tin tưởng vào nhữnghiểu biết của HS để tham gia mạn đàm, trao đổi. c) Chỉ thị và hiệu lệnh là phương pháp GV sử dụng chủ yếu để điều khiển hoạtđộng của HS, chứ HS thì không được sử dụng. d) Đánh giá bằng lời nói: Đây cũng là phương pháp giảng dạy mà chủ yếu là đượcGV sử dụng để đánh giá kết quả đạt được sau mỗi lần thực hiện động tác, mối buổi tậphay cả quá trình tập luyện … bằng các chỉ số chuyên môn hoặc các yêu cầu kỹ thuật, cònHS thì rất ít được sử dụng phương pháp này. e) Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau là phương pháp người tập tự thựchiện theo yêu cầu của GV hoặc tự mình đề ra rồi đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.Phương pháp này rất ít được sử dụng trong giảng dạy trước đây. f) Tự nhủ, tự ra lệnh: Trong giảng dạy TDTT trước đây cũng ít được quan tâm sửdụng tới. • Sử dụng các phương pháp trực quan a) Phương pháp trực quan trực tiếp: trực quan trực tiếp có thể được thể hiện quacác cách sau: - Biểu diễn tự nhiên (mang tính nghệ thuật). - Biểu diễn sư phạm (vì mục đích giảng dạy động tác). - Phương pháp cảm giác qua . Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm nội dung giảng dạy TD trước đây màtrong giảng dạy TD người ta rất quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp trực quantrực tiếp, cụ thể là: - Làm mẫu phải nhiều và chủ yếu là mang tính chất biểu diễn sư phạm. - Làm mẫu ở các góc độ khác nhau, nhanh- chậm khác nhau. - Làm mẫu toàn phần và làm mẫu từng phần động tác. - Làm mẫu động tác đúng và làm mẫu cả động tác sai. - Phương pháp “cảm giác qua và biểu diễn tự nhiên ít được sử dụng. b) Phương pháp trực quan gián tiếp là sự cảm thụ của các giác quan thông qua cáctín hiệu, hình ảnh gián tiếp của động tác. - Sử dụng các giáo cụ trực quan: Tranh ảnh, sơ đồ… trong thực tế giảng dạy trướcđây rất ít được GV sử dụng tới. - Sử dụng mô hình và sa bàn hầu như không được thực hiện - Sử dụng phim ảnh, phim video: Thông qua chiếu phim tài liệu học tập chuyênmôn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập…cũng không thực hiện được - Phương pháp định hướng: Dùng vật định hướng giúp HS nhận thức phươnghướng, biên độ, quỹ đạo chuyển động… không được GV quan tâm sử dụng. • Về viêc sử dụng các phương pháp thực hiện bài tập Xuất phát từ thực tế giảng dạy TD cho HS tiểu học thuộc giai đoạn giảng dạy banđầu để HS tiếp thu động tác nên việc sử dụng các phương pháp tập luyện trước đây mangđặc điểm như sau: a) Sử dụng các phương pháp tập luyện để tiếp thu động tác: - Ưu tiên sử dụng phương pháp tập luyện phân đoạn (phân chia hợp nhất). - Tăng cường sử dụng các bài tập bổ trợ, dẫn dắt khi thực hiện các động tác phứctạp mà không phân chia ra được các phần, các giai đoạn động tác để tập luyện. - Hạn chế sử dụng phương pháp tập luyện hoàn chỉnh (ngoại trừ các động tác đơngiản). b). Các phương pháp tập luyện để củng cố kỹ thuật động tác. - Chủ yếu là tập luyện lặp lại ổn định. - Hạn chế sử dụng phương pháp tập luyện thay đổi. - Các phương pháp tập luyện tổng hợp (đặc biệt là phương pháp quay vòng) rất ítđược GV sử dụng vì nó rất khó thực hiện nếu GV không cố gắng. - Rất ít sử dụng phương pháp trò chơi vào việc củng cố kỹ thuật động tác. - Hầu như cấm sử dụng phương pháp thi đấu (dù là đấu tập) vào giảng dạy cácđộng tác TDTT. • Sử dụng phương pháp sửa chữa động tác sai. Do phải trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng động tác chính xác cho HS, chonên trong giảng dạy TD trước đây GV rất quan tâm đến việc sử dụng và thực hiệnphương pháp này. - Phương pháp sửa chữa động tác sai được thực hiện thường xuyên trong giờ học. - Sửa chữa động tác sai phải đến tận các chi tiết động tác và cho từng em. → Tốn rất nhiều thời gian cho việc thực hiện phương pháp này trong giảng dạyTD trước đây.1.2. Đặc điểm sử dụng các phương pháp giảng dạy thể dục hiện nay Căn cứ vào yêu cầu đổi mới về mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình TD(chương trình năm 2001), để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề (đặc biệt là vấn đề góp phầncủng cố, tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực cho HS - mục tiêu số 1) thì trong quátrình giảng dạy TD, GV cần sử dụng các phương pháp giảng dạy theo các định hướngsau: • Sử dụng các phương pháp dùng lời nói a) Phương pháp giảng giải: Đây là phương pháp giảng dạy mà GV luôn phải sửdụng để trang bị cho HS những kiến thức cơ bản nhất, nhưng việc thực hiện phươngpháp này hiện nay là: không giảng giải, phân tích nhiều, tốn thời gian ảnh hưởng đến việctập luyện của HS, nhằm giành nhiều thời gian cho tổ chức tập luyện, v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: