Danh mục

Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 5

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.87 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 5, tài liệu phổ thông, thể loại khác phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học part 5 Lượng vận động bao gồm các thành phần: Khối lượng vận động, cường độ vận động, độkhó động tác và điều kiện thực hiện động tác …, trong đó khối lượng vận động và cường độ vậnđộng là hai thành phần chính. Khối lượng vận động liên quan đến khoảng thời gian tác động của mỗi động tác riêng lẻ vàtổng số số lượng hoạt động thể lực được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khốilượng vận động phản ánh mặt số lượng của động tác. Những tiêu chuẩn bề ngoài của khối lượng vận động là: Số lượng các động tác trong mộtbuổi tập; số lượng các buổi tập trong một tuần, một tháng; số thời gian thực hiện động tác hay buổitập; tổng số trọng lượng vật nặng cần khắc phục hay tổng số cự li chạy, bơi… Cường độ vận động là sức mạnh tác động của hoạt động thể lực ở mỗi thời điểm nhất định,độ căng thẳng và mức độ tập trung của sức mạnh đó tính theo thời gian. Cường độ vận động là mộtkhái niệm phản ánh mặt chất lượng của lượng vận động. Cường độ vận động được xác định qua các chỉ tiêu: Tốc độ vận động; cường lực; tỷ trọngcác động tác có tốc độ lớn hoặc trọng lượng tương đối cao; số lượng các hoạt động căng thẳng haymật độ động tác của buổi tập… Giữa khối lượng vận động và cường độ vận động có mối liên quan tỷ lệ nghịch. Một hoạtđộng được thực hiện với cường độ cao không thể duy trì trong thời gian dài và ngược lại. Cấu trúc của các phương pháp GDTC ngoài việc xác định bằng khối lượng vận động vàcường độ vận động thì ở một mức độ đáng kể nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng lượng vận độngliên tục hay ngắt quãng. Nghỉ ngơi là một yếu tố thành phần hợp thành các phương pháp GDTC. Nghỉ ngơi có thể làthụ động cũng có thể là tích cực, thông thường người ta kết hợp cả hai hình thức đó, trong đó nghỉngơi tích cực chiếm ưu thế. Thời gian nghỉ ngơi sẽ xác định xu hướng chủ yếu của tác động lượng vận động lên ngườitập, có 3 loại quãng nghỉ: - Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo hồi phục đầy đủ năng lực vận động về mức ban đầu. Nhờvậy, hoạt động lặp lại mà các chức năng không bị căng thẳng phụ thêm. - Nghỉ ngơi căng thẳng: Hồi phục chức năng chưa về mức bình thường, việc lặp lạilượng vận động trên điều kiện trạng thái chức năng cơ thể căng thẳng. - Nghỉ ngơi cực hạn: Hồi phục chức năng đã trên mức ban đầu, là hình thức nghỉ ngơi màlượng vận động tăng lên do quá trình hồi phục vượt mức các chức năng sinh lý. - Hiệu quả đạt được nhờ một trong ba quãng nghỉ trên là không cố định, nó thay đổi tuỳthuộc vào tổng số lượng vận động khi tiến hành sử dụng một phương pháp nhất định. Vì vậy, mộtquãng nghỉ có cùng thời gian, lúc đầu là quãng nghỉ có thể là cực hạn, sau đó là quãng nghỉ đầyđủ, cuối cùng trở thành quãng nghỉ căng thẳng. Qua những vấn đề trên cho ta thấy, khi xác định một phương pháp GDTC (hay giảng dạyTDTT) phải xét đến các yếu tố: Tính chất lượng vận động, khối lượng và cường độ vận động, trậttự lặp lại ổn định hay thay đổi, hình thức và độ dài quãng nghỉ.Yêu cầu và phân loại phương pháp giảng dạy TDTT - Yêu cầu Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và trang bị các kiến thức chuyên môn cho ngườihọc, quá trình giảng dạy TDTT phải biết sử dụng hợp lý các phương tiện GDTC (trong đó BTTClà chủ yếu). Điều này được thể hiện ở việc sử dụng có lựa chọn các phương pháp giảng dạy TDTTvào thực tế phù hợp đặc điểm từng giai đoạn giảng dạy động tác và đối tượng tập luyện. Quá trình giảng dạy TDTT cần được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu của cácnguyên tắc về phương pháp trong giảng dạy TDTT. Căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn giảng dạy động tác và đặc điểm đối tượng tập luyện đểáp dụng các phương pháp giảng dạy TDTT phù hợp nhất. - Phân loại các phương pháp giảng dạy TDTT Thông thường người ta căn cứ vào các yếu tố sau: - Căn cứ vào qui luật của quá trình nhận thức, ta có ba nhóm phương pháp chính: Cácphương pháp trực quan, các phương pháp sử dụng lời nói, các phương pháp thực hiện bài tập (cácphương pháp tập luyện). - Căn cứ vào đặc điểm sử dụng các hình thức trực quan, phản ánh chức năng hoạt động củahệ thống tín hiệu thứ nhất hay thứ hai, ta có: Các phương pháp trực quan trực tiếp và các phươngpháp trực quan gián tiếp. - Căn cứ vào chức năng lời nói được sử dụng trong giảng dạy TDTT, ta có các phươngpháp: Kể chuyện - mạn đàm - trao đổi; giảng giải (kèm theo biểu diễn); đánh giá bằng lời nói; chỉthị - hiệu lệnh; tự nhủ - tự ra lệnh; báo cáo bằng miệng và giải thích cho nhau. - Căn cứ khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động, ta có các phương pháp thựchiện bài tập có định mức chặt chẽ lượng vận động các phương pháp thực hiện bài tập không địnhmức chặt chẽ lượng vận động. - Căn cứ vào mục đích, đặc điểm các giai đoạn giảng dạy động tác ta có: các phương pháptập luyện để tiếp thu động tác và các phương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: