Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: Phần 1 (Dành cho hệ đại học và sau đại học)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: Phần 1 (Dành cho hệ đại học và sau đại học) Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Đọc sách mẫu: LÊ THỊ THANH HUYỀN VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/23-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 26-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6511-1. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam Vò D¬ng Hu©n Gi¸o tr×nh Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu quan hÖ quèc tÕ : Dµnh cho hÖ ®¹i häc vµ sau ®¹i häc / Vò D¬ng Hu©n. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 348tr. ; 21cm ISBN 9786045757611 1. Quan hÖ quèc tÕ 2. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 3. Gi¸o tr×nh 327.0721 - dc23 CTH0644p-CIP LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nghiên cứu quan hệ quốc tế là một phân nhánh của chính trị học, nghiên cứu các sự việc và mối quan hệ ngoại giao của thế giới (chẳng hạn như quốc gia, tổ chức chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế và các công ty xuyên quốc gia...), là một phạm trù quan trọng của khoa học chính trị. Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế không chỉ nghiên cứu toàn cầu hóa, các tranh chấp lãnh thổ, khủng hoảng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố và nhân quyền, mà còn có những nội dung nghiên cứu về kinh tế, lịch sử, luật pháp, địa lý, xã hội, nhân học, tâm lý và văn hoá. Quan hệ quốc tế là vấn đề phức tạp. Để hiểu rõ và đúng đắn quan hệ quốc tế, cần có phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế một cách khoa học. Bộ môn phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế giúp người đọc có phương pháp tìm hiểu và tìm kiếm các quy tắc chung về hiện tượng quan hệ quốc tế và giải thích các hiện tượng có tính định kỳ và thường xuyên trong quan hệ quốc tế. Các phương pháp nghiên cứu hiện nay được hình thành và bồi đắp, xây dựng bởi quá trình lịch sử các học giả quốc tế, các nhà khoa học thảo luận và tìm tòi. Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về những vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn 5 Giáo trình phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế của GS.TS. Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao cung cấp cho người học hệ thống các kiến thức và kỹ năng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, cập nhật nhiều kiến thức khoa học và công nghệ mới, nhiều thông tin thực tiễn thiết thực, bảo đảm cân đối giữa lý luận và thực hành. Giáo trình gồm 3 chương, trình bày đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học; phương pháp nghiên cứu khoa học quan hệ quốc tế; và hướng dẫn cách làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đây là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc của tác giả. Tuy nhiên những nội dung về phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế còn khá mới mẻ và đang tiếp tục được nghiên cứu nên có nhận xét, kết luận còn cần tiếp tục được nghiên cứu, thảo luận. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 3 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước 'chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp'1, Bộ Ngoại giao đã thành lập Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, thuộc Học viện Ngoại giao. Trong những năm qua, Trung tâm đã mở hàng nghìn lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ không chỉ cho cán bộ Bộ Ngoại giao mà còn cho cả các bộ, ban ngành khác và các địa phương. Chất lượng của các lớp được đánh giá tốt, hiệu quả cao. Tuy nhiên, một trong các khó khăn của công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đối ngoại là khâu giáo trình, sách, tài liệu hướng dẫn học. Hầu hết các môn học còn thiếu loại sách công cụ vô cùng quan trọng này. Hơn nữa, một số giáo trình hiện có còn không ít khiếm khuyết. Điều đó hạn chế rất nhiều chất lượng công tác bồi dưỡng, đào tạo lại. Chính vì vậy, việc viết giáo trình, sách hướng dẫn học tập, nhất là tài liệu tham khảo là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. ___________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.156. 7 Một trong những môn học trong chương trình bồi dưỡng cán bộ đối ngoại là 'Phương pháp nghiên cứu khoa học quan hệ quốc tế'. Hiện nay, môn học này chưa có giáo trình hay sách hướng dẫn học tập. Việc biên soạn Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quan hệ quốc tế thực sự cấp bách cho cả hệ đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Với sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, từ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu hàng chục năm của bản thân, tôi đã dành thời gian hoàn thành cuốn sách Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Giáo trình sẽ trang bị cho học viên/sinh viên một cách tương đối hệ thống các kiến thức và kỹ năng công tác nghiên cứu khoa học một cách khoa học, lôgích, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Giáo trình gồm 3 chương: Chương I: Đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học Chương II: Phương pháp nghiên cứu khoa học quan hệ quốc tế Chương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế Quan hệ quốc tế Đặc điểm của khoa học Chức năng của nghiên cứu khoa học Phương pháp làm việc khoa họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 1
87 trang 273 1 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 207 0 0 -
Tìm hiểu Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam: Phần 2
238 trang 161 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 2
92 trang 145 1 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2
81 trang 82 0 0 -
101 trang 54 1 0
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 1
194 trang 53 0 0 -
29 trang 50 0 0
-
27 trang 41 0 0
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 2
156 trang 41 0 0 -
Chính trị Đông Á (1991-2016): Phần 1
110 trang 38 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ đầu thế kỷ XXI đến nay
80 trang 38 0 0 -
88 trang 33 1 0
-
Sự thật về quan hệ Việt Trung trong 30 năm qua - Nxb. Sự thật
108 trang 32 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz
9 trang 29 0 0 -
Cân bằng trong quan hệ với các nước lớn: Từ lý thuyết tới thực tiễn
10 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Bài 2: Chủ thể quan hệ quốc tế
42 trang 26 0 0 -
Ôn tập Lịch sử quan hệ quốc tế
4 trang 26 0 0 -
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế: Bài 1 - TS. Trần Thanh Huyền
30 trang 26 0 0