Danh mục

Giáo trình: Quản Trị Dự Án Đầu Tư

Số trang: 96      Loại file: doc      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.Trong dự án đầu tư, thời đoạn tính toán thường là năm. Do đó, nếu gặp lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng), thì ta phải đổi ra lãi suất thực thời đoạn dài (năm) theo công thức (2.4) rồi mới áp dụng công thức cơ bản....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Quản Trị Dự Án Đầu Tư Quản Trị Dự Án Đầu Tư Giáo trình Quản Trị Dự Án Đầu Tư Bằng - Thực trạng và giải pháp Trang 3 Quaûn Trò Döï AÙn Ñaàu Tö BÀI 1 THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM 1. ĐẦU TƯ 1.1. KHÁI NIỆM Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm:  Vốn – bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,…  Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất kinh doanh.  Thời gian – từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm.  Lợi ích – lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận, ảnh hưởng đến chủ đầu tư) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội , ảnh hưởng đến xã hội). 1.2. CÁC LOẠI ĐẦU TƯ  Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể.  Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể.  Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam.  Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư. Trang 4 Quản Trị Dự Án Đầu Tư  Đầu tư ra nước ngoài là đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác.  Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới.  Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có.  Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. 1.3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ  Đối với đầu tư trong nước  Doanh nghiệp Nhà nước  Công ty trách nhiệm hữu hạn  Công ty cổ phần  Công ty liên doanh  Hợp tác xã  Doanh nghiệp tư nhân  Đối với đầu tư nước ngoài  Hợp đồng hợp tác kinh doanh  Doanh nghiệp liên doanh  Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài  Ngoài ra, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng:  Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)  Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)  Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) 1.4. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư  Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư Trang 5 Quaûn Trò Döï AÙn Ñaàu Tö  Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước, ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm  Xem xét các khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư  Lựa chọn địa điểm  Lập dự án đầu tư  Thẩm định dự án đầu tư  Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các thành phần kinh tế khác.  Giai đoạn thực hiện đầu tư  Xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa.  Chuẩn bị mặt bằng xây dựng  Chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế  Thẩm định thiết kế  Đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp  Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)  Ký các hợp đồng thực hiện dự án  Thi công công trình  Lắp đặt thiết bị  Tổng nghiệm thu công trình  Giai đoạn kết thúc xây dựng  Bàn giao công trình  Kết thúc xây dựng  Bảo hành công trình  Vận hành dự án, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. 2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. KHÁI NIỆM Trang 6 Quản Trị Dự Án Đầu Tư Dự án đầu tư (DAĐT) là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.  Những đề xuất của DAĐT nhằm giải quyết  Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Phân tích thị trường  Lựa chọn công suất của dự án. Xác định chương trình sản xuất kinh doanh.  Lựa chọn công nghệ, thiết bị.  Lựa chọn khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể.  Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trị thực hiện dự án.  Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, an toàn đầu tư,...  Để có được những đề xuất đúng đắn, xem xét các yếu tố  Đầu vào – tiền vốn, đất đai, nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị, lao động.  Đầu ra – các sản phẩm cụ thể, các sản phẩm trừu tượng, các dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào.  Hoạch định – các phương án khả năng (các khả năng lựa chọn), phân tích tính toán, so sánh các phương án và lựa chọn được phương án tốt nhất, thích hợp nhất để đề xuất, kiến nghị Nhà nước cho phép thực hiện.  Luật pháp.  Thời hạn đầu tư – do chủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt, ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.  Hình thức – DAĐT là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch, một chương trình hành động trong tương lai phù hợp với các yêu cầu nói trên. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: