Danh mục

Giáo trình Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt - MĐ03: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong

Số trang: 170      Loại file: pdf      Dung lượng: 16.31 MB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 1    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (170 trang) 1
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt trang bị những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, chuẩn bị trang thiết bị, xử lý bột chủ, chuẩn bị bột giống, hòa dịch bột tráng, tráng bánh, phơi bánh, cắt (pha) bánh, thực hiện ủ bánh, cắt tạo sợi, phơi sợi miến tráng cắt; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 120 giờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt - MĐ03: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT MIẾN DONG THEO PHƯƠNG PHÁP TRÁNG CẮT MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG VÀ LÀM MIẾN DONG Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 2 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, phát triển ngành nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở quy mô vừa và nhỏ với công nghệ phù hợp, kết hợp giữa cổ truyền với hiện đại, đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả kinh tế là một trong những hướng đi quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, góp phần gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống của Việt Nam. Từ xưa, tên một số làng quê đã gắn liền với nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” như: làng Cự Đà - Xã Cự Khê - Huyện Thanh Oai - Hà Nội, Ngòi Đong- Giới Phiên - Thành Phố Yên Bái, làng Xăm - Cẩm Bình - Cẩm Thủy - Thanh Hóa, thôn Lai Trạch - Yên Phú - Yên Mỹ - Hưng Yên, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai - Hoài Đức- Hà Nội,…Điều này cho thấy rằng, sản xuất tinh bột dong và miến dong là một nghề truyền thống được ông cha ta gìn giữ, phát triển. Tuy nhiên, việc sản xuất còn manh mún, tự phát; lao động rất vất vả và nặng nhọc; người làm nghề thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nên chất lượng sản phẩm chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ở Việt Nam, nhiều địa phương có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với việc phát triển trồng cây dong riềng như Đà Bắc-Hòa Bính, Na Rì- Bắc Kạn, Ba Bể-Bắc Kạn, Yên Sơn-Tuyên Quang, Quảng Ninh-Quảng Bình,….Bên cạnh nguồn nguyên liệu dong riềng dồi dào cùng với nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” truyền thống, đây là điều kiện tốt để phát triển sản xuất sản phẩm tinh bột dong riềng sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm nói chung và sản xuất miến dong nói riêng. Vì thế, đẩy mạnh phát triển nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” là một hướng đi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ cây nông nghiệp và các ngành nghề thủ công truyền thống; dần dần hướng tới sản xuất sản phẩm tinh bột dong riềng, miến dong qui mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quyết định 1956/QĐ-TT về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã mở ra cơ hội giúp lao động nông thôn nói chung và người dân làm nghề Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong nói riêng tiếp cận được tri thức kỹ thuật, áp dụng vào qui trình sản xuất để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bộ giáo trình nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất sản phẩm tinh bột dong riềng và làm miến dong tại các làng nghề truyền thống trong cả nước. Do đó, 3 đây là tài liệu rất cần thiết và bổ ích đối với các đối tượng đã, đang, và sẽ sản xuất tinh bột dong riềng, miến dong. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sản xuất tinh bột dong riềng 2) Giáo trình mô đun Sản xuất miến dong theo phương pháp ép đùn 3) Giáo trình mô đun Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt 4) Giáo trình mô đun Hoàn thiện sản phẩm miến dong 5) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và làm miến dong Bộ giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu học tập của học viên học nghề “Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình giảng dạy. Giáo trình “Sản xuất miến dong theo phương pháp tráng cắt” trang bị những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: chuẩn bị nhà xưởng, chuẩn bị trang thiết bị, xử lý bột chủ, chuẩn bị bột giống, hòa dịch bột tráng, tráng bánh, phơi bánh, cắt (pha) bánh, thực hiện ủ bánh, cắt tạo sợi, phơi sợi miến tráng cắt; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 120 giờ. Để hoàn thiện bộ giáo trình chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự hợp tác giúp đỡ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn Huyện Hoài Đức, Huyện Thanh Oai- Hà Nội, Huyện Yên Phong- Bắc Ninh và các địa phương khác trong cả nước. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các cán bộ kỹ thuật, các đơn vị sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi xin trân thành cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị và cá nhân đã tham gia đóng góp ý kiến hoàn thành bộ giáo trình. Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đồng nghiệp và toàn thể bạn đọc để bộ giáo trình được hoàn thiện hơn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: