Thông tin tài liệu:
13 Sơ đồ này có 4 trường chiếu, trực tràng tiếp nhận khoảng 85% liều chiếu xạ (60-65Gy) và chỏm xương đùi tiếp nhận 50% liều chiếu.VII. LIỀU ĐIỀU TRỊLiều lượng sử dụng trong điều trị tia xạ được đo bằng Gray (Gy). Theo qui ước liều điều trị thay đổi tùy theo loại ung thư và giai đoạn ung thư. Đối với những trường hợp điều trị ưng thư triệt căn, đặc biệt liều điều trị các loại ung thư biểu mô đặc thay đổi từ 60 - 80 Gy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ung thư part 8 13 Sơ đồ này có 4 trường chiếu, trực tràng tiếp nhận khoảng 85% liều chiếu xạ (60-65Gy) vàchỏm xương đùi tiếp nhận 50% liều chiếu.VII. LIỀU ĐIỀU TRỊ Liều lượng sử dụng trong điều trị tia xạ được đo bằng Gray (Gy). Theo qui ước liều điềutrị thay đổi tùy theo loại ung thư và giai đoạn ung thư. Đối với những trường hợp điều trị ưng thưtriệt căn, đặc biệt liều điều trị các loại ung thư biểu mô đặc thay đổi từ 60 - 80 Gy. Liều điều trị bổ trợ thường trong khoảng 45Gy- 60Gy với phân liều 1,8-2Gy (đối với ungthư vú, ung thư đầu mặt cổ). Các nhà xạ trị ung thư có thể chọn liều điều trị dựa vào một số yếutố khác như là bệnh nhân đang điều trị hóa trị kết hợp, điều trị xạ trị tiền phẫu hoặc hậu phẫu vàcòn dựa vào mức độ thành công của phẫu thuật.1. Phân liều điều trị Tổng liều điều trị được phân liều (trải dài trong quá trình điều trị) để cho các tế bào bìnhthường có thời gian phục hồi. Cách thức phân liều đặc thù hóa giữa các trung tâm điều trị xạ trịvà ngay cả theo cá nhân các bác sĩ xạ trị. Ở Hoa kỳ, Úc, Châu Âu sự phân liều sắp xếp đối với người lớn là 1,8 - 2 Gy mỗi ngày, 5ngày mỗi tuần. Ở Anh, phân liều thông thường là 2,67 - 2,75Gy mỗi ngày. Đối với trẻ em phânliều là 1,5 - 1,7Gy mỗi ngày. Trong một số trường hợp, 2 phân liều mỗi ngày được sử dụng ở cuối của liệu trình điềutrị. Một trong các chế độ phân liều khác được biết là CHART (Continuous HyperfactionatedAccelerated Radiotherapy ). CHART được dùng để điều trị ung thư phổi, bao gồm 3 phân liềunhỏ mỗi ngày. Mặc dầu đã có những thành công đáng kể, CHART có thể là một công việc căngthẳng ở các khoa xạ trị. 142. Theo dõi điều trị Sự giám sát điều trị liên quan đến điều kiện kỹ thuật của tia xạ, sự dung nạp và hiệu quảthường do các kỹ sư vật lý đảm nhiệm. Các điều kiện giám sát kỹ thuật của điều trị tia xạ: + Kỹ sư vật lý và kỹ sư điện làm việc trong khoa xạ trị giám sát các thông số kỹthuật và hệ thống điện của máy xạ trị. + Hệ thống vi tính kết nối với máy xạ trị kiểm tra thời gian điều trị và liều lượngcủa mỗi trường chiếu. + Bác sĩ xạ trị kiểm tra tư thế chính xác của bệnh nhân và chùm tia phóng xạ ở cácbuổi điều trị đầu tiên bằng cách dùng hệ thống đèn chiếu laser(gammagraphies). + Trong các buổi điều trị tiếp theo kỹ thuật viên tiếp tục thực hiện điều trị theo kếhoạch3. Theo dõi lâm sàng Theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tia xạ là công việc của bác sĩ tia xạ. Khibắt đầu khám và điều trị lần đầu bác sĩ tia xạ phải giải thích cho bệnh nhân phương thức điều trịvà các tác dụng phụ có thể gặp. Lo lắng,bất an và trầm cảm nên được xem xét và điều trị, nhữngtrường hợp thể trạng kém phải cho nhập viện để theo dõi và nên có chế độ vệ sinh, dinh dưỡnghợp lý. Nên theo dõi đều đặng trọng lượng của bệnh nhân. Theo dõi chính xác kích thước củakhối u để đánh giá hiệu quả của điều trị. Nên có kế hoạch hội chẩn bệnh nhân hằng tuần để đánh giá lại đáp ứng của bệnh nhân vớiđiều trị (trọng lượng, thể trạng chung, các độc tính về hệ tạo máu trong xạ trị), các phản ứng tạichỗ. Bác sĩ xạ trị cũng phải đánh giá về đáp ứng của khối u cũng như các yếu tố tâm lý lo lắngcủa bệnh nhân. 15 Ngừng điều trị tia xạ trong trường hợp bệnh nhân không chịu đựng được. Sau khi hoàn tất điều trị tia xạ, phải làm bản tường trình chi tiết về liều điều trị, kỹ thuậtđiều trị đã sử dụng và đáp ứng của bệnh nhân, bản tường trình được gởi đến các thầy thuốc điềutrị có liên quan và để theo dõi.VIII. ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP Điều trị tia xạ có thể kết hợp với phẫu thuật, hoá chất hoặc điều trị nội tiết. Điều trị tia xạ đơn thuần: Ngoại trừ một số trường hợp điều trị tia xạ triệu chứng, điều trịtia xạ đơn thuần có thể thực hiện ở một số loại ung thư: ung thư đầu cổ, ung thư tiền liệt tuyến,ung thư cổ tử cung.ung thư ống hậu môn hoặc bệnh Hodgkin. Kết hợp phẫu thuật và xạ trị: thường được thực hiện khi ung thư đang còn giai đoạn tạichỗ và tại vùng. Xạ trị hậu phẫu: mục đích để tránh nguy cơ tái phát tại chỗ, thực hiện sau khi vết thươngliền sẹo, thường khoảng 1 tháng sau phẫu thuât. Ví dụ xạ trị vào vú sau mổ cắt 1/4 vú, xạ trị vàovùng cổ sau mổ ung thư đầu cổ. Xạ trị tiền phẫu: mục đích của xạ trị tiền phẫu là để giảm thể tích của khối u, biến khối ukhông cắt được trở thành khối u cắt bỏ được. Khoảng chừng 2 tháng sau xạ trị, tổ chức xơ sau xạtrị giảm nhiều thuận lợi hơn cho phẫu thuật. Ví dụ như xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng,cổtử cung. Kết hợp xạ ...