Giáo trình Vi sinh đại cương part 3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh đại cương part 3Thành tế bào của vi khuẩn G+ cấu tạo bởi lớp peptidoglycan dày bao bên ngoài màng tếbào chất. Axit teicoic là một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+. Trong khi vikhuẩn G- lại không có axit teicoic. Do tích điện âm Axit teicoic giúp cho việc vận chuyểncác ion dương vào, ra tế bào và giúp tế bào dự trữ photphat. Ngoài ra axit teicoic còn liênquan đến kháng nguyên bề mặt và tính gây bệnh của một số vi khuẩn G+. Chúng còn gọilà thụ thể hấp phụ đặc biệt đối với một số thể thực khuẩn. Hình 16. Sơ đồ cấu tạo lớp màng ngoài, thành tế bào và màng tế bào chất của vi khuẩn G-Vi khuẩn G- có thành tế bào với cấu trúc khá phức tạp. Trong cùng là một lớp PG mỏng.Cách một lớp không gian chu chất là lớp màng ngoài. Màng ngoài có cất trúc gần giốngvới màng tế bào chất nhưng photpholipit hầu như chỉ gặp ở lớp trong, còn lớp ngoài làlipopolisaccarit (LPS). LPS dầy khoảng 8-10nm có chứa lipit A là nội độc tố của vikhuẩn. Lớp LPS ở vi khuẩn G- còn có chứa kháng nguyên O quyết định nhiều đặc tínhhuyết thanh của các vi khuẩn có chứa LPS và là vị trí gắn (thụ thể) của thể thực khuẩn.Đặc biệt, màng ngoài của một số vi khuẩn G- còn có một số loại protein bao gồm proteincơ chất, protein màng ngoài và lipoprotein. Các protein ở vi khuẩn G- đã được chứngminh là có khả năng chống lại sự tấn công của các vi khuẩn khác (hình 16).Ở vi khuẩn G- và G+ đều có lớp không gian chu chất nằm ở giữa thành tế bào và lớpmàng tế bào chất. Ngoài ra, ở giữa lớp màng ngoài và lớp PG mỏng ở thành tế bào chấtcủa cả vi khuẩn G- cũng có một lớp không gian chu chất. Trong lớp này có nhiều thànhphần như proteinaza, nucleaza, protein vận chuyển qua màng, protein thụ thể làm chổbám của thể thực khuẩn). Thành tế bào vi khuẩn G+ có thể bị phá hủy hoàn toàn để trởthành thể nguyên sinh khi chịu tác động của lizozim (có trong lòng trắng trứng, nướcmắt, nước muối, đuôi của thể thực khuẩn. Thành phần tế bào vi khuẩn G- có sức đềkháng lớn hơn với lizozim do đó bị phá hủy ít hơn.2.1.1.2.6 Màng tế bào chấtMàng tế bào chất có chiều dầy khoảng 5-10nm và chiếm khoảng 10-15% trọng lượng tếbào. Màng nguyên sinh chất có cấu tạo bởi 2 lớp photpholipit (PL), chiếm khoảng 30-40% khối lượng màng và các protein nằm phía trong, phía ngoài hay xuyên qua màngchiếm 60-70 % khối lượng màng (hình 17). Mỗi phân tử PL chứa một đầu tích điện phâncực (đầu photphat) và một đuôi không tích điện, không phân cực (đầu hidrocacbon). Đầuphân cực tan trong nước nằm phía trong. Đầu photphat còn gọi là đầu háo nước, đầu 20hidrocacbon còn gọi là đầu kị nước. Các PL trong màng làm màng hóa lỏng và cho phépcác protein di động tự do. Sự hóa lỏng động học này là cần thiết cho các chức năng củamàng. Cách sắp sếp của PL và protein như vậy gọi là mô hình khảm lỏng. Hình 17. Sơ đồ cấu tạo màng tế bào chất của vi khuẩnMàng nguyên sinh chất có các chức năng sau:- Khống chế sự vận chuyển trao đổi ra, vào tế bào của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất.- Duy trì một áp suất thẩm thấu bình thường bên trong tế bào.- Là nơi sinh tổng hợp của các thành phần tế bào (peptidoglycan, LPS, axit teicoic) và các polime của vỏ nhầy.- Là nơi tiến hành các quá trình photphoryl oxi hóa và photphoryl quang hợp. Là nơi tổng hợp nhiều loại enzim như β-galactozidaza, các enzim liên quang đến tổng- hợp thành tế bào, vỏ nhầy, các protein của chuỗi hô hấp.- Cung cấp năng lượng cho sự vận động của tiêm mao2.1.1.2.7 Tế bào chấtTế bào chất là thành phần chủ yếu của tế bào vi khuẩn. Thành phần hoá học chủ yếu của tếbào chất là lipoprotein. Trong tế bào chất có chứa ribosome, mesosome, không bào các hạtchất dự trữ, các hạt sắc tố và thể nhân của vi khuẩn. Tế bào chất có ba nhiệm vụ chính:- Tạo ra các phân tử ban đầu hoặc các chất liệu kiến trúc cần thiết cho quá trình tổng hợp của tế bào- Cung cấp năng lượng cho tế bào và- Chứa đựng các chất bài tiết của tế bào. 212.1.1.2.8 Thể nhânThể nhân là cơ sở vật chất chứa đựng thông tin di truyền của vi khuẩn. Thể nhân của visinh vật nhân nguyên chưa có màng nhân nên còn được gọi là nhân sơ hay nhân nguyênthuỷ. Thể nhân có hình dạng bất định và là một nhiễm sắc thể duy nhất có cấu tạo bởimột sợi ADN xoắn kép. Hình 18. Thể nhân của vi khuẩnNgoài ra, đa số vi khuẩn còn có chứa ADN kép dạng vòng kín nằm ngoài nhiễm sắc thể đượcgọi là plasmid (hình 18). Plasmid thường chứa từ 2-30 gen và có khả năng sao chép độc lập.2.1.1.2.9 Nha bàoNha bào là bộ phân lưu tồn đặc biệt, được hình thành ở những giai đoạn phát triển nhấtđịnh của một số loài vi khuẩn G+ phần lớn là vi khuẩn hình que. Hai nhóm vi khuẩn chủyếu có khả năng hình thành nha bào là nhóm vi khuẩn hiếu khí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trinh vi sinh vật bài giảng vi sinh vật tài liệu vi sinh vật đê cương vi sinh vật tài liệu sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật - P11
7 trang 136 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p10
5 trang 56 0 0 -
Loài lưỡng cư ( phần 5 ) Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư (Amphibia)
6 trang 36 0 0 -
106 trang 36 0 0
-
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p3
5 trang 32 0 0 -
Tác động của con người lên môi trường
27 trang 30 0 0 -
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
10 trang 29 0 0 -
Bài giảng môn học: Vi sinh thực phẩm
105 trang 29 0 0 -
17 trang 28 0 0
-
Giáo trình Vi sinh đại cương part 5
10 trang 28 0 0 -
Đặc điểm sinh sản của tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt
8 trang 27 0 0 -
Giáo trình phân tích môi trường phần 2
21 trang 27 0 0 -
67 trang 26 0 0
-
Giáo trình Vi sinh đại cương part 2
10 trang 26 0 0 -
Ðịa cầu vạn vật luận - Động vật part 5
22 trang 26 0 0 -
Giáo trình phân tích môi trường phần 3
21 trang 24 0 0 -
TRẮC NGHIỆM MÔN SINH_CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG : ĐỀ 15
4 trang 24 0 0 -
Bài giảng: Bảo tồn đa dạng sinh học
114 trang 24 0 0 -
85 trang 23 0 0
-
Một số câu hỏi trắc nghiệm phần ADN - Gen
3 trang 23 0 0