Danh mục

Hiệu quả của Valproate Sodium trong điều trị động kinh toàn thể vô căn ở trẻ em

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 674.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày về tác dụng chống động kinh của Sodium valproate, đánh giá khả  năng dung nạp và cải thiện lâm sàng của  đơn trị liệu sodium valproate, liều điều trị trung bình, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Kết quả cho thấy valproate kiểm soát tốt cơn động kinh toàn thể vô căn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ hết cơn cao, liều điều trị ở  mức 10‐20mg/kg cân nặng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của Valproate Sodium trong điều trị động kinh toàn thể vô căn ở trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ CỦA VALPROATE SODIUM   TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TOÀN THỂ VÔ CĂN Ở TRẺ EM  Lê Văn Tuấn*, Phạm Quỳnh Nga**  TÓM TẮT  Mở đầu: Sodium valproate lần đầu được mô tả về tác dụng chống động kinh tại Pháp (1963), ở trong các tài  liệu Châu Âu và sau đó được sử dụng rộng rãi nhất trong các thuốc chống động kinh. Hiện tại sodium valproate  được sử dụng trong điều trị chống động kinh ở trẻ em với nhiều loạị cơn khác nhau, đặc biệt là trong nhóm trẻ  động kinh toàn thể vô căn.   Mục  tiêu  nghiên  cứu:  đánh  giá  khả  năng  dung  nạp  và  cải  thiện  lâm  sàng  của  đơn  trị  liệu  sodium  valproate, liều điều trị trung bình, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng thuốc và tác dụng phụ của thuốc.   Phương pháp nghiên  cứu: Cắt ngang mô tả trên 72 bệnh nhân động kinh toàn thể vô căn dùng đơn trị  liệu valproate. Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.   Kết quả: Tổng số 72 bệnh nhân, tuổi trung bình 5 tuổi 4 tháng; 59,7% bệnh nhân hết cơn hoàn toàn. Đáp  ứng tốt nhất với thuốc điều trị là nhóm bệnh nhân có cơn co cứng‐co giật.Nhóm bệnh nhân có cơn vắng ý thức,  bệnh nhân có cơn co cứng, hay cơn giật cơ đáp ứng kém hơn. Liều điều trị ở mức trung bình. Các tác dụng phụ  thường nhẹ hay thoáng qua, thường gặp chủ yếu là tăng cân.  Kết luận: valproate kiểm soát tốt cơn động kinh toàn thể vô căn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ hết cơn cao, liều điều trị ở  mức 10‐20mg/kg cân nặng. Tác dụng phụ đa phần nhẹ và không ảnh hưởng đến việc ngưng thuốc điều trị.  Từ khóa: thuốc chống động kinh, động kinh trẻ em, chữa trị động kinh.  ABSTRACT  THE EFFICACY OF SODIUM VALPROATE IN TREATMENT   OF IDIOPATHIC GENERALIZED EPILEPSIES IN CHILDREN  Le Van Tuan, Pham Quynh Nga   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 511 ‐ 515  Background: Sodium valproate was first described with antiepileptic effect in France (1963), in Europe and  then is used as an anti‐epileptic drugs the most widely now. Currently sodium valproate is used in the treatment  of epilepsy in children with many different types of seizures, especially in the group of children with idiopathic  generalized epilepsies.  Objective: The aim of this study was to evaluate tolerability and clinical improvement of sodium valproate  monotherapy, factors affecting drug response and side effects of medications   Methods:,  descriptive  cross‐sectional  study  was  performed  in  72  patients  suffering  from  IGE  on  sodium  valproate monotherapy. Statistical analysis is done with the software SPSS 16.0 for window.   Result: The total number of 72 patients, median age 5 years 4 months, 59.7% of children became seizure‐free  on valproate monotherapy. Respond well to treatment as patients with generalized tonic‐clonic seizures, Group of  patients  with  absence,  tonic  or  myoclonic  seizures  response  worse.  The  response  doses  are  in  the  average.  Common side effects are mild weight gain, other side effects are generally mild and transient.  Conclusion:  children  with  diagnosed  IGE  response  well  to  sodium  valproate.  The  average  dose  of  the  responders was 10‐20 mg/kg. Side effects were mostly mild and do not affect the treatment discontinuations.  Keywords: antiepileptic drugs, child neurology, epilepsy, treatment, neuropharmacology.  * Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM   Tác giả liên lạc: BS. Phạm Quỳnh Nga ĐT: 0909333538 Email: pnbinh@gmail.com Thần Kinh  511 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ   Động  kinh  toàn  thể  vô  căn  chiếm  khoảng  20% trẻ em được điều trị bệnh động kinh(5) Hầu  hết  các  hội  chứng  động  kinh  toàn  thể  vô  căn  khởi đầu ở trẻ em hoặc thiếu niên nhưng không  như nhiều thông tin về các đáp ứng điều trị ở trẻ  em mới được chẩn đoán. Trong các thuốc động  kinh cổ điển thì sodium valproate có thể điều trị  được tất cả các thể lâm sàng của cơn động kinh  toàn thể(6). Năm1963, đặc tính chống động kinh  của  valproate  được  khám  phá  bởi  Meunier.  Năm 1964 đầu tiên công bố sodium valproate là  thuốc  chống  động  kinh.  Năm  1978  FDA  chuẩn  thuận cho chỉ định điều trị động kinh cơn vắng  ý thức, sau đó là điều trị động kinh cục bộ. Theo  Guerri(2)  nhận  định:  với  phổ  tác  dụng  rộng  đối  với  các  loại  cơn  động  kinh  và  hội  chứng  động  kinh,  valproate  là  thuốc  lựa  chọn  đầu  tiên  cho  trè  em  được  chẩn  đoán  động  kinh  lần  đầu  tiên  (cục  bộ  và  toàn  thể),  toàn  thể  nguyên  phát  vô  căn,  động  kinh  giật  cơ  và  động  kinh  với  nhiều  loại cơn khác nhau, động kinh với kích thích ánh  sáng.  Nghiên  cứu  về  tác  dụng  của  valproate  được  thức  hiện  ở  nhiều  nơi  trên  thế  giới,  trong  các  nghiên  cứu  so  sánh  với  các  nhóm  thuốc  chống động kinh khác hay nghiên cứu mở trong  đó valproate được chỉ định ...

Tài liệu được xem nhiều: