Danh mục

Hiệu quả điều trị từng bước tắc ống lệ mũi bẩm sinh ở trẻ em

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.89 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị từng bước cho các trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh. Nghiên cứu tiến cứu cho 221 bệnh nhi (276 mắt) từ 1,5 tháng đến 15 tuổi bị tắc ống lệ mũi bẩm sinh. Đầu tiên là bơm rửa lệ và thông lệ đạo. Những trường hợp thất bại được đặt ống silicon. Sau cùng là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi. Một số trường hợp hẹp tắc xương ống lệ mũi không đặt được silicon chuyển qua tiếp khẩu túi lệ mũi ngay sau khi thông lệ đạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả điều trị từng bước tắc ống lệ mũi bẩm sinh ở trẻ emHIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TỪNG BƯỚC TẮC ỐNG LỆ MŨI BẨMSINH Ở TRẺ EMVŨ ANH LÊ, NGUYỄN THỊ QUỲNH NGABệnh viện Mắt TP. Hồ Chí MinhTÓMTẮTMục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị từng bước cho các trường hợp tắc ống lệ mũibẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu cho 221 bệnh nhi (276 mắt)từ 1,5 tháng đến 15 tuổi bị tắc ống lệ mũi bẩm sinh. Đầu tiên là bơm rửa lệ và thông lệđạo. Những trường hợp thất bại được đặt ống silicon. Sau cùng là phẫu thuật tiếp khẩutúi lệ mũi. Một số trường hợp hẹp tắc xương ống lệ mũi không đặt được silicon chuyểnqua tiếp khẩu túi lệ mũi ngay sau khi thông lệ đạo. Ghi nhận kết quả của từng bướcđiều trị. Kết quả: Tỷ lệ thành công của bơm rửa lệ đạo là 11% (30/276 mắt), thông lệđạo là 73,6% (181/246 mắt), đặt ống silicon là 93,3% (42/45 mắt) và tiếp khẩu túi lệmũi là 87% (20/23 mắt). Tỷ lệ thành công cuối cùng của các buớc là 98,9 % (273/276mắt). Kết luận: Mô hình điều trị từng bước tắc ống lệ mũi bẩm sinh mang lại hiệu quảđiều trị cao (98,9%), áp dụng thích hợp cho bệnh nhi theo từng mức độ bệnh lý.Từ khoá: tắc ống lệ mũi bẩm sinhthông lệ đạo thất bại mang lại tỷ lệ thànhcông cao từ 82 đến 100%2,4,5,6. Tiếp khẩutúi lệ mũi là phương thức phẫu thuật hiệuquả cho những trường hợp đặt ốngsilicon lệ mũi thất bại hay tắc nghẽnxương lệ mũi. Ở Việt Nam, từ năm 2002chúng tôi đã đưa vào sử dụng đặt dâysilicon đơn thuần hoặc kết hợp với tiếpkhẩu túi lệ mũi có một số nhận xét đánhgiá kết quả bước đầu đáng khích lệ. Vìvậy, chúng tôi đề xuất và tiến hànhnghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựngmô hình điều trị cơ bản phù hợp hiệu quảcho tắc ống lệ mũi bẩm sinh theo cácbước điều trị từ thấp đến cao.I.ĐẶT VẤN ĐỀChảy nước mắt chiếm tỷ lệ khá caokhoảng 20% trẻ sơ sinh1, trong đónguyên nhân tắc ống lệ mũi thật sựchiếm tỷ lệ 6% trẻ em2. Vấn đề điều trịbệnh như thế nào và thời điểm điều trịsao cho phù hợp để đạt hiệu quả vẫnđang được thảo luận. Trên thế giới, nhấtlà hơn thập niên gần đây có nhiều tiến bộtrong điều trị bệnh lý lệ đạo như đặt sửdụng bóng nong lệ đạo, dây dẫn silicon,phẫu thuật tiếp khẩu lệ mũi2,7,9..., cáccông trình nghiên cứu nhằm tìm phươngthức và thời điểm điều trị thích hợp manglại hiệu quả cao.Bơm rửa và thông lệ đạo được xemnhư lựa chọn đầu tiên với tỷ lệ thànhcông xấp xỉ 76%.1 Đặt ống silicon lệ mũidành cho những trường hợp bơm rửa vàII. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNGPHÁPĐây là nghiên cứu thửnghiệm lâm sàng, tiến cứu dọc, tự so sánh,52không đối chứng tiến hành tại phòng khámkhoa bán công kỹ thuật cao và bệnh việnMắt TP.HCM từ 1/2006 đến tháng 2/2008cho 221 bệnh nhi (276 mắt) bị tắc ống lệmũi bẩm sinh từ 1,5 tháng tuổi đến 15tuổi. Tất cả bệnh nhi được bơm rửa lệ đạonhỏ thuốc kháng sinh day lệ đạo chờ đến>2,5 tháng tuổi mới tiến hành thông lệ đạo.Có thể thông lệ đạo nhắc lại 3 lần. Kỹthuật tiến hành thủ thuật thông lệ đạo ởphòng tiểu phẫu bao gồm nhỏ thuốc tê tạichỗ, nong điểm lệ, dùng cây thông đưa quađiểm lệ vào lệ quản trên hoặc lệ quản dướiđến túi lệ xuống ống lệ mũi và vào trongmũi. Tất cả những bệnh nhi thất bại vớiđiều trị bơm rửa và thông lệ đạo sẽ đượcđặt ống silicon lệ mũi trừ những trườnghợp tắc nghẽn xương ống lệ mũi. Thủthuật đặt ống silicon đuợc tiến hành tạiphòng mổ với gây mê nội khí quản. Dâysilicon với hai đầu dẫn kim loại được đưalần lượt vào điểm lệ trên, đi qua lệ quản,vào túi lệ xoay xuống ống lệ mũi và đưavào mũi qua khe mũi dưới và đưa đầu ốngra ngoài mũi. Đầu còn lại tiếp tục đưa vàođiểm lệ dưới tiến hành giống như trên vàđưa đầu còn lại ra ngoài mũi. Cột dâysilicon và cố định ở mũi. Để ống siliconkhoảng từ 6 -12 tháng, cắt và rút ra từ điểmlệ trên hoặc dưới.Đặc điểmGiới tính- Nam- NữĐộ tuổi (tháng)- Dưới 3 tháng- 3 - 11- 12 - 59- 60 - 119Những trường đặt ống silicon lệmũi thất bại hoặc xơ dính túi lệ hay tắcxương lệ mũi sẽ được chỉ định tiếp khẩutúi lệ mũi. Tiếp khẩu túi lệ mũi được tiếnhành ở phòng mổ với gây mê nội khíquản, rạch da, bộc lộ túi lệ, khoan xươnglệ mũi, tạo đường thông nối niêm mạc lệmũi, khâu cơ, da. Bệnh nhi được nhỏ mắtkháng sinh và steroid một tuần đầu sauphẫu thuật. Thời gian theo dõi hậu phẫumỗi tháng sau phẫu thuật và sau khi rútống silicon 1 tháng.Cách đánh giá mức độ thành côngtheo các mức độ. Mức tuyệt vời khi hếtchảy nước mắt sống và hết ghèn hoàntoàn; mức tốt khi thỉnh thoảng chảy nướcmắt khi có yếu tố kích thích như gió bụi,hoặc khóc. Bơm lệ đạo nước xuống miệng.Thất bại khi vẫn chảy nước mắt sống vàcòn tắc ống lệ mũi khi bơm rửa lệ đạo.Các số liệu được ghi nhận và phântích xử lý thống kê số liệu bằng chươngtrình SPSS 10.1 và test 2.III.KẾT QUẢĐối tượng nghiên cứu bao gồm 276mắt cuả 221 bệnh nhi bị tắc nghẽn ống lệmũi bẩm sinh.Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ họcSố bệnh nhi (số mắt)221 (276)133 (168)88 (108)13 (13)171 (215)29 (39)3 (4)52Tần suất (%)10060,139,81,481,013,71,4- 120 - 180Tắc ống lệ mũi ...

Tài liệu được xem nhiều: