Danh mục

Hợp tác khu vực công - tư (PPP) bài toán nguồn vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.96 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vấn đề về nguồn tài chính cho phát triển kinh tế luôn là bài toán cần có lời giải tối ưu đặcbiệt với các quốc gia đang phát triển và đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong bối cảnh bị giới hạn tài chính. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác khu vực công - tư (PPP) bài toán nguồn vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm HỢP TÁC KHU VỰC CÔNG - TƯ (PPP) BÀI TOÁN NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phan Thị Bích Nguyệt* Tóm tắt: Biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề quan trọng tác động tới phát triển bền vững hiện nay trên toàn cầu. Nguồn tài chính cho phát triển kinh tế luôn là bài toán cần có lời giải tối ưu đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong bối cảnh bị giới hạn tài chính. Trong bối cảnh đó nếu chính phủ cần tập trung đầu tư cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trên thì mô hình đầu tư công -tư (PPP) là một giải pháp nên được tận dụng trong một chiến lược tài chính phù hợp kết hợp với việc thiết lập cấu trúc vốn cho dự án PPP một cách hợp lý sẽ tạo nên sự thành công của mô hình. Từ khóa: Khu vực công - tư, nguồn vốn, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu. Ngày nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển trong đó có Việt Nam. Từ thực tiễn đã chỉ ra cho thấy bất kỳ chính phủ nào cũng không thể và không đủ khả năng nguồn lực để cung cấp hàng hóa công một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách bị giới hạn. Vì thế, mô hình đầu tư công-tư (PPP) là giải pháp hữu hiệu cho bài toán khó về vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững. Nguồn tài chính cho phát triển kinh tế luôn là bài toán cần có lời giải tối ưu đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đặc biệt là bị giới hạn tài chính. Tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính, ô nhiễm môi trường là xu hướng phù hợp. Theo Nicolas Stern (2007) thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5%-20% GDP. Tuy nhiên, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt động R&D; phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính. Bài học kinh nghiệm của Phillipines đáng để chúng ta suy ngẫm: Sử dụng đất bền vững là rất quan trọng cho sự phát triển của vùng cao ở Phillipines, nơi có khoảng 18 triệu người sinh sống. Forsyth (2005) nghiên cứu về chính sách biến đổi khí hậu và chuyển giao công nghệ bằng cách phân tích các yếu tố thành công liên quan đến hợp tác giữa các công ty tư nhân và chính phủ ở các nước * Đại học Kinh tế TP.HCM - Email: nguyettcdn@ueh.edu.vn 49 Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm đang phát triển. Thực tế cho thấy bất kỳ chính phủ nào cũng không thể và không đủ nguồn lực để cung cấp hàng hóa công một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách bị giới hạn. Nhiều nghiên cứu trước đây chú ý đến việc xây dựng năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường liên quan đến hợp tác nhà nước-tư nhân theo quy ước biến đổi khí hậu. Vì thế, mô hình đầu tư công-tư (PPP) đã xuất hiện là đáp án tốt nhất cho bài toán khó về vốn nói trên. PPP đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực. Mô hình PPP giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân nhằm hỗ trợ sự thiếu hụt tài chính cho chính phủ, tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả, gia tăng hiệu quả của các dự án, cải thiện việc phân phối dịch vụ, tạo ra các giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng lẫn chính phủ. PPP cũng giúp cắt giảm chi phí thông qua phân phối rủi ro hợp lý, là chất xúc tác để cải cách các khu vực (như luật pháp, các cơ quan quản lý) rộng rãi hơn. Các nghiên cứu đã tập trung nhiều vào nội dung là các sáng kiến do Chính phủ, Nhà nước lãnh đạo, cùng với sự đổi mới và phát triển công nghệ. Việc các quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân thành công giữa các nhà đầu tư và các chính phủ phụ thuộc vào việc tối thiểu hóa chi phí giao dịch, tăng cường cơ chế hợp tác, tối đa hóa lòng tin của công chúng và trách nhiệm giải trình của các đối tác. Sharma (2007) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng nếu khu vực tư nhân độc lập cung cấp hàng hóa công thì sẽ gây tổn thất phúc lợi xã hội. Nguyên nhân là vì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: