Danh mục

Khảo sát hoạt chất sinh học và khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết vỏ trái lựu (Punica granatum)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh và có khả năng kháng oxy hoá. Cao chiết vỏ trái lựu được chiết xuất theo phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, ethanol và acetone) và kết hợp với sóng siêu âm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt chất sinh học và khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết vỏ trái lựu (Punica granatum) BIOACTIVE COMPOUNDS AND ANTIOXIDANT ACTIVITIES FROM POMEGRANTE PEEL EXTRACT (Punica granatum) Nguyen Pham Tuan1*, Bang Hong Lam2, Nguyen Pham Tu1, and Nguyen Thi Bao Tran 1 An Giang Biotechnology center, Chau Thanh district, An Giang province 2 An Giang University, Viet Nam Nation University, Ho Chi Minh City *Corresponding author: ngphamtuan1983@gmail.com Tel. +84.988202055. Abstarct The study was conducted to analyze some of the bioactive compounds and the antioxidant capacity. Pomegranate peel extract was extracted by combining the immersion method use different solvents (water, ethanol 800 and acetone) and ultrasound. Oxidation resistance was tested by DPPH method and the content of phenolic, flavonoid, polysaccharide, tannin were determined by the spectrophotometer method. The results showed that the moisture content was 68.89% and extraction efficiency of pomegranate peel ranged from 6.72% to 10.24%. The extract of pomegranate peel contained biological compounds such as alkaloids, saponin, flavonoids, steroids, tannins and phenols. The phenolic, flavonoid, polysaccharide and tannin content of pomegranate peel per g of dry weight were 300.33 mg gallic acid/g; 73.72 mg quercetin/g; 77.18 mg GE/g and 115.78 mg tannic acid/g, respectively. Pomegranate peel has antioxidant ability by DPPH method with IC50 value of water, ethanol 800 and acetone 98,95 µg/mg; 69.03 µg/mg; 79.92 µg/mg, respectively. The results indicated that pomegranate peel contains many anti-oxidative bioactive ingredients, which were potential materials for further research and applications. Keywords: Punica granatum, flavonoid,antioxidant, polyphenol, polysaccharide. 241 KHẢO SÁT HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT VỎ TRÁI LỰU (Punica granatum) Nguyễn Phạm Tuấn1*, Bằng Hồng Lam2, Nguyễn Phạm Tú1 và Nguyễn Thị Bảo Trân 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 2 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: ngphamtuan1983@gmail.com Số điện thoại: 0988.202055 Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh và có khả năng kháng oxy hoá. Cao chiết vỏ trái lựu được chiết xuất theo phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, ethanol và acetone) và kết hợp với sóng siêu âm. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp DPPH và hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin được xác định bằng phương pháp quang phổ. Kết quả cho thấy, độ ẩm của vỏ trái lựu đạt 68,89% và hiệu suất trích cao của vỏ trái lựu trong khoảng 6,72-10,24%. Cao chiết vỏ trái lựu có sự hiện diện của các hợp chất sinh học như alkaloid, flavonoid, steroid, saponin, tannin và phenol. Hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin của cao chiết vỏ trái lựu lần lượt là 300,33 mg gallic acid/g; 73,72 mg quercetin/g cao; 77,18 mg GE/g cao và 115,78 mg tannic acid/g cao. Cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa khi thử nghiệm bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 của cao chiết trong dung môi nước, ethanol 800, acteone lần lượt là 98,95 µg/mg; 69,03 µg/mg; 79,92 µg/mg. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ trái lựu chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học và có khả năng kháng oxy hóa và là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho các nghiên cứu và ứng dụng. Từ khóa: cây lựu, flavonoid, kháng oxy hóa, polyphenol, polysaccharide. 242 1. Giới thiệu Cây lựu (Punica granatum) được coi là một cây thuốc và cây ăn quả được biết đến như là một trong những loại trái cây quan trọng và được công nhận trên toàn cầu vì hương vị dễ chịu và lợi ích sức khỏe tuyệt vời do có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học (Karimi et al., 2017). Trái lựu có thể được sử dụng ăn tươi, làm nước uống và các sản phẩm khác tùy theo nhu cầu của mọi người. Lợi ích sức khỏe của quả lựu không chỉ giới hạn ở phần thịt quả, mà còn ở những phần không ăn được (chủ yếu là vỏ) do có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học hơn phần ăn được (Abid et al., 2017). Vỏ trái lựu chiếm gần 30-40% khối lượng phần quả lựu và vẫn là sản phẩm phụ sau khi chiết xuất nước ép (Çam et al., 2014). Theo Khan et al., 2018, vỏ lựu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như phenolic, flavonoid, tanin,… Các hợp chất này được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị các bệnh như thuốc chống viêm, trị đái tháo đường, chống dị ứng và kháng tiểu cầu. Hiện nay, vỏ trái lựu là nguồn phụ phẩm khá lớn và ít được tận dụng. Do đó, việc ứng dụng vỏ trái lựu trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Với những tiềm năng đã nêu, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hoạt chất sinh học và đánh giá khả năng kháng oxy hoá của vỏ trái lựu (Punica granatum) nhằm đánh giá các hợp chất sinh học tiềm năng trong vỏ trái lựu và khả năng kháng oxy hóa; góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường và gia tăng giá trị nguồn phụ phẩm. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên vật liệu Nguyên liệu cây Lựu được thu từ chợ đầu mối ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và được xác định hình thái dựa theo Đỗ Tất Lợi (2014). Hóa chất và thiết bị gồm máy đo quang phổ (Human, Hàn Quốc), máy đông khô chân không (Christ, Đức), máy ly tâm (Orto alresa, Tây Ban Nha), máy cô quay chân không (Eyala, Nhật Bản), 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, tannic acid, quercetin, glucose, gallic acid, Folin- Ciocalteu (Merck, Mỹ),… hóa chất và thiết bị cần thiết khác. 2.2. Phƣơng phá ...

Tài liệu được xem nhiều: