Danh mục

Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số tinh dầu trên chủng Candida phân lập từ bệnh nhân ung thư

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và đánh giá hoạt tính kháng nấm của một số tinh dầu trên các chủng Candida phân lập từ bệnh nhận ung thư bị nấm miệng. Hoạt tính tinh dầu Quế (Cinnamomum cassia), dầu Riềng (Alpinia officinarum), tinh dầu Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum) được đánh giá sơ bộ trên chủng Candida albicans ATCC 10321 và Candida tropicalis UPCC YS1702 trước khi tiến hành thử nghiệm trên các chủng bệnh phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số tinh dầu trên chủng Candida phân lập từ bệnh nhân ung thư KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ TINH DẦU TRÊN CHỦNG CANDIDA PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN UNG THƢ Trần Hoàng Thủy Tiên, Trần Bảo Minh Hiền, Phạm Thị Ngọc Trâm, Ngô Huỳnh Phƣơng Uyên, Huỳnh Quốc Đạt Khoa Dược, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và đánh giá hoạt tính kháng nấm của một số tinh dầu trên các chủng Candida phân lập từ bệnh nhận ung thư bị nấm miệng. Hoạt tính tinh dầu Quế (Cinnamomum cassia), dầu Riềng (Alpinia officinarum), tinh dầu Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum) được đánh giá sơ bộ trên chủng Candida albicans ATCC 10321 và Candida tropicalis UPCC YS1702 trước khi tiến hành thử nghiệm trên các chủng bệnh phẩm. Nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển vi sinh vật (MIC) được xác định bằng phương pháp pha loãng trong thạch. Kết quả thực nghiệm cho thấy MIC của tinh dầu Quế, dầu Riềng và tinh dầu Hương nhu trắng trên các chủng Candida lần lượt trong khoảng 0,1-0,2 µl/ml, 0,2-3,2 µl/ml và 0,25-1 µl/ml. Kết quả thu được cung cấp những dữ liệu khoa học về tiềm năng phát triển các dạng chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để điều trị bệnh nhiễm nấm miệng trên bệnh nhân ung thư. Từ khóa: Candida, Hương nhu, kháng nấm, Quế, Riềng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm nấm Candida miệng là bệnh cơ hội phổ biến và ngày càng được quan tâm do tình trạng đề kháng gia tăng với các thuốc sẵn có dẫn đến khó khăn trong việc điều trị [1], [5]. Nguy cơ mắc bệnh này xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư [4], [2], [3]. Các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh nấm miệng bao gồm sử dụng các thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân như polyen, azole. Tuy nhiên, số lượng các thuốc kháng nấm hiện này trên thị trường không nhiều. Vì vậy, việc phát triển thuốc có nguồn gốc từ dược liệu được đặc biệt chú ý. Tinh dầu chiết xuất từ dược liệu với khả năng ức chế sự phát triển của vi nấm là một hoạt chất tiềm năng trong ngành dược. Mục tiêu của đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát hoạt tính kháng nấm Candida của một số loại tinh dầu, cung cấp những dữ liệu khoa học trong phát triển các dạng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để điều trị bệnh nhiễm nấm miệng trên bệnh nhân ung thư. 2. VẬT LIỆU – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 2.1.1. Các chất thử nghiệm – Tinh dầu Quế, dầu Riềng và Hương nhu trắng được chiết và cung cấp bởi bộ môn Vi ký sinh, Đại học Y Dược TP. HCM, đạt tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng. 2.1.2. Vi nấm thử nghiệm – Chủng đối chiếu Candida albicans ATCC 10231, Cadida tropicalis UPCC YS1702. 516 – Bệnh phẩm Candida miệng được phân lập và định danh bởi nhóm nghiên cứu ở khoa Dược - Đại học Y Dược TP. HCM. 2.1.3. Môi trường – Sabouraud Dextrose Agar (SDA) – Nước muối sinh lý + 0,05% Tween 80 2.1.4. Thiết bị và dụng cụ – Tủ cấy LabTech – Lò hấp tiệt trùng Hirayama – Tủ ấm LabTech – Máy vortex Labnet – Cân phân tích Ohaus – Micropipet và một số dụng cụ thuỷ tinh khác. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số loại tình dầu trên 2 chủng Candida albicans và Candida tropicalis cho kết quả tinh dầu Quế, Hương nhu trắng và dầu Riềng cho hoạt tính kháng nấm tốt nhất. Các loại tinh dầu này sau đó được thử nghiệm trên các chủng vi nấm Candida phân lập từ bệnh nhân bị Candida miệng. Chuẩn bị chất thử: Chất thử được hoà tan trực tiếp vào DMSO thành dung dịch mẹ rồi phân tán vào môi trường (nồng độ DMSO trong môi trường thử nghiệm không quá 1%). Pha loãng liên tục ½ trong môi trường để được dãy nồng độ thử nghiệm từ cao đến thấp. Dãy nồng độ lần lượt là tinh dầu Quế 0,05 – 0,8 µl/ml, tinh dầu Hương nhu trắng 0,125 – 2 µl/ml và dầu Riềng 0,2 – 3,2 µl/ml. Đổ môi trường chứa chất thử ra đĩa petri tiệt trùng, mỗi đĩa ứng với một nồng độ chất thử xác định. Khi thạch đông hoàn toàn thì bắt đầu tiến hành chấm vi nấm thử nghiệm. Chuẩn bị vi nấm: Vi nấm Candida được cấy hoạt hóa trên đĩa thạch SDA, ủ 37C trong 48 giờ. Lấy khoảng 5 khóm nấm có đường kính khoảng 1mm, hòa vào ống nghiệm chứa nước muối sinh lí có 0,05% Tween 80. Vortex dịch nấm trong vòng 20 – 30 giây. Điều chỉnh dịch treo nấm dựa trên dung dịch chuẩn McFarland 0,5 giá trị 6 này tương đương với 1 – 5 × 10 CFU/ml. Chấm vi nấm lên thạch: 4 Tiến hành chấm 10 µl dịch nấm của mỗi loại lên bề mặt thạch (nồng độ nấm ở mỗi vết chấm là 10 CFU/ml). o Ủ vi nấm ở nhiệt độ 37 C trong 48 giờ, sau đó đọc kết quả. MIC là nồng độ thấp nhất ức chế sự phát triển của vi nấm quan sát được bằng mắt thường. Mỗi thí nghiệm lặp lại 6 lần, lấy giá trị MIC trung bình. 51 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: