Danh mục

Khảo sát tình hình sốc điện ngoài lồng ngực xử trí rối loạn nhịp nhanh tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 776.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sốc điện ngoài lồng ngực là một phương pháp điều trị rất hiệu quả trong hồi sức tim mạch và cấp cứu loạn nhịp nhanh, nhất là trong trường hợp có rối loạn huyết động hay không đáp ứng với thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình sốc điện ngoài lồng ngực điều trị cắt cơn nhịp nhanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình sốc điện ngoài lồng ngực xử trí rối loạn nhịp nhanh tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC XỬ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP NHANH TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Trà My, Hà Minh Đức, Trần Bửu Thọ, Võ Thị Bạch Yến TÓM TẮT Sốc điện ngoài lồng ngực là một phương pháp điều trị rất hiệu quả trong hồi sức tim mạch và cấp cứu loạn nhịp nhanh, nhất là trong trường hợp có rối loạn huyết động hay không đáp ứng với thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình sốc điện ngoài lồng ngực điều trị cắt cơn nhịp nhanh. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân có điện tâm đồ rối loạn nhịp nhanh có chỉ định điều trị khẩn cấp bằng sốc điện tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Kết quả: Khảo sát 34 trường hợp bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh được sốc điện ngoài lồng ngực điều trị cắt cơn nhịp nhanh có tuổi trung bình 59,5 ± 17 tuổi, nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 89 tuổi. Bệnh thường gặp gây rối loạn nhịp nhanh là nhồi máu cơ tim (29,41%), suy tim (20,59%), rối loạn Kali máu (11,76%); rối loạn nhịp thường gặp ở khoa ICU là nhịp nhanh thất (47,06%), rung thất (35,29%), nhịp nhanh kịch phát trên thất (17,65%). Kết quả sốc điện cắt cơn đối với nhịp nhanh kịch phát trên thất và nhịp nhanh thất tỷ lệ thành công 100%, với rung thất tỷ lệ thành công 75% (p50J (50%). Các biến chứng ít gặp, thường nhẹ và tự giới hạn. 55 Kết luận: Kết quả khảo sát của chúng tôi có tỷ lệ thành công cao và không ghi nhận biến chứng nguy hiểm nào cho người bệnh. ABSTRACT Electrical cardioversion is a very effective method treatment of cardiac arrhythmias in intensive care cardial disease patients and in tachyarrrhythmias emergency, especially for hypotension and non-respone to antiarrhythmic medication conditions. The purpose of study: to evalutate the treatment of tachycardia. The method of study: Retrospective cross-sectional description. Object: All of the patients having tachyarrhythmias that require an urgent conversion by sinus rhythm at intensive care unit. Results: conducting a survey of 34 cases mean aged 59,5 ± 17. The youngest age is 15, oldest age is 89. Underline disease cause the rhythm disorder usually occurs at myocardial infaction (29,41%), heart failure (20,59%), kalemia disorder 11,76%; the disorder of rhythm commonly found in intensive care unit falls into the case of ventricular tachycardia 47,06%, ventricular fluter 35,29% and supraventricular tachycardia 17,65%. The result is that electrical cardioversion return to sinus rhythm from supraventricalar tachycardiarhythmias gets 100% successful rate, ventricular fluter gets 75% (pmonitor, SĐNLN có thể cắt cơn nhịp nhanh ngay lập tức một cách an toàn. SĐNLN cho phép rút ngắn thời gian điều trị cơn nhịp nhanh và tránh đƣợc các tác dụng phụ của thuốc[3]. Tuy nhiên, có nhiều bác sĩ lâm sàng còn e ngại khi SĐNLN, do đó chúng tôi tiến hành đề tài khảo sát tình hình sốc điện ngoài lồng ngực xử trí rối loạn nhịp nhanh tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (HSTC-CĐ) với mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: 1.1 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tình hình sốc điện ngoài lồng ngực điều trị cắt cơn nhịp nhanh. 1.2 Mục tiêu cụ thể:  Tìm hiểu các bệnh lý cơ bản thƣờng gây rối loạn nhịp nhanh tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc.  Đánh giá hiệu quả của sốc điện ngoài lồng ngực cắt cơn nhịp nhanh.  Đánh giá sự an toàn của sốc điện ngoài lồng ngực. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân có điện tâm đồ rối loạn nhịp nhanh có chỉ định điều trị khẩn cấp bằng sốc điện tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang. 2.2 Đối tƣợng loại trừ:  Bệnh nhân có chống chỉ định sốc điện ngoài lồng ngực.  Ngƣời nhà bệnh nhân không đồng ý sốc điện. 2.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu:  Địa điểm: Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang.  Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2012 đến tháng 07/2014. 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. 57 2.5 Phƣơng tiện nghiên cứu: Máy sốc điện 2 pha cardiolife TEC 5521k của Nihon Kohden. 2.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu: Dữ liệu đƣợc thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi khảo sát 34 trƣờng hợp bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh đƣợc sốc điện ngoài lồng ngực điều trị cắt cơn nhịp nhanh (từ tháng 01/2012 đến tháng 07/2014) có tuổi trung bình 59,5 ± 17 tuổi, nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 89 tuổi và có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: