Danh mục

Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 6

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở đây còn có một hiệu ứng khác, đó là hiệu ứng hội tụ tốc độ trong dòng tín phong như đã nói trong mục 3.1.3. Tín phong trong trường hợp này có tốc độ rất lớn, tốc độ này càng lớn hơn khi ở phía nam xuất hiện gió Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng học synốp (Phần nhiệt đới) - Trần Công Minh Phần 6 81 Hình 3.19. Màn mây dải hội tụ nhiệt đới với bão và áp thấp nhiệt đới ở phía Nam Việt Nam và Biển Đông và màn mây front lạnh ở biên giới phía bắc ngày 1/11/1999 Hình 3.20. Bản đồ mặt đất ngày 3/11/1999 với front lạnh tiến tới Bắc Trung Bộ, tiến sát và tương tác với dải hội tụ nhiệt đới ở phía namHoạt động của tín phong. Trong trường hợp này tín phong đóng hai vai trò, thứ nhất là 82hội tụ với gió mùa tây nam trên dải hội tụ nhiệt đới, thứ hai là chịu tác động nâng lên củađịa hình và của không khí lạnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, ở đây còn có mộthiệu ứng khác, đó là hiệu ứng hội tụ tốc độ trong dòng tín phong như đã nói trong mục3.1.3. Tín phong trong trường hợp này có tốc độ rất lớn, tốc độ này càng lớn hơn khi ở phíanam xuất hiện một sóng đông làm tăng gradient khí áp ở phía nam của áp cao cận nhiệtTây Thái Bình Dương. Sự hội tụ xuôi dòng của tốc độ đã gây nên sự hội tụ tốc độ gió trongbản thân dòng tín phong. Sự hội tụ này không biểu hiện rõ trên trường áp. Đây là trườnghợp tín phong mạnh và rất dày do đó sự hội tụ trong dòng khí có ý nghĩa rất lớn đối với sựhình thành mây vũ tích cho mưa. Thêm vào, trong những ngày cuối đợt một áp thấp nhiệtđới đã xuất hiện ở Biển Đông và di chuyển về phía bắc của dải hội tụ nhiệt đới cũng gópphần tăng lượng mưa đáng kể. Sự tương tác phối hợp trong một thời gian rất ngắn đã đưa đến trận lũ lịch sử gâynhiều thiệt hại về người và của ở khu vực Bắc Trung Bộ. Những trận mưa lớn ở Bắc Trung Bộ có thể chỉ do một trận bão. Tuy nhiên, mưa kéodài và đạt đến cường độ lớn cũng xảy ra thường xuyên ở khu vực này chỉ do tương táccủa front lạnh với bão cùng di chuyển tới khu vực hay sự tương tác giữa tín phong và dãyTrường Sơn. Nhưng lượng mưa toàn đợt lớn trên 2000mm là do sự phối hợp của nămhình thế như trình bày ở trên là trường hợp hi hữu, một lần trong 100 năm. Trong 3 mục cuối chương này chúng tôi sẽ đề cập tới các nhiễu động tần suất thấptheo chu kỳ dài năm như dao động tựa 2 năm, dao động 40 - 50 ngày và dao động namENSO. Các nhiễu động này có thể gián tiếp hay trực tiếp liên quan tới sự biến đổi củathời tiết, nhất là hiện tượng dao động nam ENSO, chúng hỗ trợ và định hướng cho các dựbáo hạn vừa và hạn ngắn.3.6 DAO ĐỘNG TỰA 2 NĂM Vào đầu những năm 60 những nghiên cứu khí tượng đã phát hiện sự đổi hướng thịnhthành từ năm này qua năm khác của gió tầng bình lưu trên khu vực xích đạo. Trong nămnày gió trong tầng bình lưu xích đạo có hướng đông với tốc độ lớn, còn trong năm sau giótây mạnh lại thịnh hành. Sự dao động của hướng gió thịnh hành ở tầng bình lưu giữa gióđông và gió tây được gọi là “dao động tựa hai năm”. Từ tựa được dùng chỉ thời gian giữahai cực trị của gió đông và gió tây thịnh hành không phải là 24 tháng mà là 27 tháng. Trên hình 3.21 là biến trình gió vĩ hướng, gió tây (đại lượng dương), gió đông (đạilượng âm). Ta có thể thấy rằng gió mực 30mb chuyển sang hướng đông hoặc hướng tâytrước gió mực thấp hơn (mực 50mb). Điều đó cho thấy rằng gió đã lan truyền từ trênxuống phía dưới trong khí quyển. 83 Hình 3.21. Dị thường gió vĩ hướng đã làm trơn đối với gió miền xích đạo tại mực 30mb và 50mb. Đại lượng dương là gió tây, đại lượng âm là gió đông. Gió ở mực cao hơn (30mb) chuyển sang hướng đông hoặc hướng tây trước gió mực thấp hơn (50mb). Điều đó cho thấy rằng gió đã lan truyền từ trên xuống phía dưới trong khí quyển. (Climate Diagnostics Bulletin, CPC (1996)) Gió đông có cường độ lớn hơn rất nhiều so với gió tây; thời gian chuyển từ gió đôngcực đại sang gió tây cực đại ngắn hơn nhiều so với trường hợp chuyển ngược lai tây sangđông. Chênh lệch giữa tốc độ gió cực đại và cực tiểu trong dao động tựa hai năm nằmtrong khoảng 40-50m/s, chu kỳ trung bình là trên 2 năm, đó là chu kỳ khá lớn của cả biênđộ và hướng trong dao động tựa hai năm. Một đặc tính nữa của dao động tựa hai năm làgió đông và gió tây lan truyền xuống phía dưới qua khí quyển theo thời gian. Tốc độ lantruyền trung bình của phía dưới khoảng 1km/tháng nhưng trong hai hướng gió thì gió tâylan truyền xuống phía dưới nhanh hơn so với gió đông. Hình 3.22. Mô hình nhiễu động không gian-thời gian phù hợp với dao động nhiệt đới 40-50 ngày. Phần A mô tả thời gian khi áp thấp nhất tại đảo Can Tôn, phần E tương tự như phần A nhưng đối với khí áp cao nhất. Mây cumulus biểu diễn khu vực có cường độ đối lưu tăng cường. Ta thấy có sự lan truyền từ phía tây sang phía đôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: