Danh mục

Khí tượng vệ tinh phần phần 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 618.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuật ngữ Khí tượng học (meteorology) bắt nguồn từ Aristotles Meteorology. Mặc dù thuật ngữ khí tượng học ngày nay được dùng để chỉ một môn khoa học về khí quyển, nó có ý nghĩa rộng hơn trong các công trình của Aristotle. Ông viết: ...tất cả các tác động đối với không khí và nước, và tất cả các loại và phần của trái đất và các tác động của chúng.Một trong những thành tựu ấn tượng trong miêu tả của ông là cái ngày nay gọi là vòng tuần hoàn nước: Mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khí tượng vệ tinh phần phần 2 - Truyền trực tiếp các ảnh mây: + Truyền phát thời gian thực số liệu ảnh số, S-VISSR cho người dùng của các trạm ứng dụng số liệu quy mô vừa (MDUS); + Truyềnphát các số liệu ảnh tương tự đã được xử lý WEFAX cho người dùng ở các trạm ứngdụng quy mô nhỏ (SDUS). GMS-5 làm việc ở kinh độ 140 0E trên quỹ đạo địa tĩnh từ 21/6/1995 cho đếngiữa năm 2003, nghĩa là vượt xa vòng đời thiết kế (5 năm) của nó. Mặc dù nó khôngcòn tiếp tục quan trắc VISSR từ 22/5/2003 khi mà hoạt động sao lưu số liệu từ GOES-9 đã bắt đầu, GMS-5 đã đều đặn truyền phát WEFAX tạo ra từ các quan trắc củaGOES-9 và chuyển tiếp số liệu cho dàn máy thu thập số liệu (DCP). Cơ quan khí tượng Nhật bản (JMA) hợp tác với NOAA/NESDIS tiến hành saolưu số liệu từ GOES-9 từ 22/5/2003 để đảm bảo tiếp tục các quan trắc trái đất trên TâyThái Bình Dương. JMA đã không tiếp tục quan trắc bằng GMS-5 mà bắt đầu sử dụngsố liệu GVAR do NOAA/NESDIS thu được từ GOES-9 hoạt động ở 1550E trên xíchđạo. Sau đó JMA làm ra các sản phẩm khí tượng như các vec-tơ chuyển động của khíquyển (AMVs)từ số liệu GVAR và cung cấp cho người dùng ảnh WEFAX và số liệu S-VISSR đượcchuyển đổi từ số liệu GVAR. Qúa trình sao lưu số liệu từ GOES-9 sẽ tiếp tục cho đếnkhi vệ tinh MTSAT-1R, thế hệ kế tiếp của GMS-5, bắt đầu hoạt động bình thường. Các ảnh WEFAX chuyển đổi từ số liệu GVAR được chuyển phát cho trạmngười dùng số liệu quy mô nhỏ (SDUSs) được thông qua GMS-5 ở kinh độ 1400E trênxích đạo. Người dùng ảnh WEFAX có thể thu được các ảnh này bằng các thiết bị hiệncó mà không cần thay đổi gì. Việc phục vụ truyền phát số liệu S-VISSR thông quaGMS-5 sẽ không liên tục khi mà việc sao chép bắt đầu làm việc. Thay vì chuyển sốliệu S-VISSR qua GMS-5, các file số liệu loại S-VISSR chuyển phát cho các Cơ quanKhí tượng Thuỷ văn Quốc gia (NMHSs) đã đăng ký với máy chủ của JMA thông quaInternet/FTP. Hiện tại chỉ có số liệu kênh IR1 (10,5-11,5μm ) được cung cấp, và cácNMHSs đã đăng ký được phép thâm nhập vào máy chủ để lấy số liệu. Các file số liệuloại S-VISSR sẽ có trên máy chủ sau 10-15 phút khi kết thúc quan trắc từ GOES-9. Vì vệ tinh địa tĩnh GOES-9 phóng lên từ tháng 5/1995 ở 1550E trên Tây TháiBình Dương, nên đến nay nó cũng đang có vấn đề như ảnh thị phổ bị nhiễu, song nócũng đang cố hoạt động để chờ MTSAT-1R thay thế. Theo thông báo tháng 7/2004 thìJMA dự định phóng MTSAT-1R vào đầu 2005. 1.3 Bộ môn Khí tượng vệ tinh ở Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷvăn (KTTV) Trung ương Tổng cục KTTV Việt Nam trước đây, nay là Trung tâm KTTV Quốc gia, BộTài nguyên và Môi trường, đã sớm thành lập bộ môn Khí tượng vệ tinh từ năm 1972trong Phòng Thời tiết Nha Khí tượng cũ. Đến năm 1976 Cục Thuỷ văn thuộc Bộ Thuỷlợi cũ sáp nhập với Nha Khí tượng thành Tổng cục KTTV Việt Nam thì nó trở thànhTổ Vệ tinh, thuộc phòng Nghiên cứu phát triển của Cục Dự báo KTTV và cho đến naynó vẫn là một tổ trong Phòng Nghiên cứu ứng dụng của Trung tâm dự báo KTTVtrung ương. 15 Trong những năm đầu thành lập tổ Vệ tinh chỉ có 5 người, trong đó có 3 ngườiđược đào tạo ở Liên xô cũ. Lúc ấy ở Liên xô cũ cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật chođào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế, chủ yếu đào tạo đại cươngvà thực hành thu ảnh truyền theo nguyên lý tương tự trên phim ảnh bản rộng. Tổ bộmôn này trong suốt những năm 70 đến giữa những năm 80 hầu như không được đầu tưgì thêm, chỉ gồm có 1 ăng-ten pa-ra-bôn, một máy thu tương tự (analog, cần phải nóithêm rằng nó được cải tiến từ một máy thu dùng trong quân sự của Liên xô cũ), một sốtrang thiêt bị làm ảnh như tráng phim, ghép toạ độ bản đồ lên phim, in ảnh. Sau đóngười ta dựa trên kiến thức sy-nôp, sử dụng phương pháp phân tích hình thái và địnhtính các ảnh mây (nephanalysis) để tham gia phân tích và dự báo thời tiết nghiệp vụhàng ngày ở Tổ dự báo thời tiết ngắn hạn thuộc Phòng thời tiết. Ảnh vệ tinh lúc ấy dovệ tinh của Liên xô cũ phát là ảnh vệ tinh METEOR của Liên xô hay vệ tinh TIROShoặc NOAA do vệ tinh Liên xô sao lưu từ vệ tinh của Mỹ. Giai đoạn này những ảnhmây vệ tinh cũng đã có những đóng góp nhất định cho dự báo nghiệp vụ, nhất là trongnhững tình huống có không khí lạnh, bão và áp thấp nhiệt đới. Đồng thời các cán bộkhoa học ở Tổ vệ tinh cũng tiến hành nhiều nghiên cứu phân tích thời tiết dựa trên ảnhmây vệ tinh, làm sáng tỏ những hình thế và cơ chế hoạt động của front lạnh, của ápthấp nhiệt đới và bão trên vùng biển nước ta. Đến năm 1986, thông qua Dự án VIE-86, Tổ chức Khí tượng Thế giới(TCKTTG) giúp ta trang bị được một máy trạm thu ảnh mây vệ tinh thị phổ độ phângiải thấp bằng nguyên lý APT. Lúc này ảnh đã được thể hiện trên màn hình máy tínhcá nhân và sau đó có thể truyền xuống tổ dự báo thời tiết hạn ngắn để các dự báo viênxem và phân tích trong ca dự báo nghiệp vụ. Mười năm sau đó, khi đất nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước đãđầu tư cho ngành một trạm thu mặt đất với máy thu độ phân giải cao, đi vào hoạt độngtừ tháng 5/1997, có khả năng thu được tất cả các loại ảnh do vệ tinh địa tĩnh GMS-5của Nhật bản phát, ảnh mây vệ tinh cực và địa tĩnh của Mỹ (GOES-9) do vệ tinhGMS-5 sao lưu rồi phát lại. Từ đó đến nay bộ môn khí tượng vệ tinh của ta đã cónhiều tiến bộ, nắm bắt được những kỹ thuật xử lý và khai thác sử dụng thông thườngnhư tổ hợp ảnh mây, tạo ảnh động để theo dõi sự di chuyển của các khí đoàn, của quỹđạo bão,…Gần đây nhất ở tổ vệ tinh đã có những nghiên cứu cao hơn như ước lượngmưa từ các ảnh hồng ngoại nhiệt và hồng ngoại hơi nước. Ngày nay bộ môn vệ tinhcòn truyền ảnh mây sau xử lý cho các Trung tâm dự báo KTTV địa phương trên toànmạng lưới, đã thường xuyên tham gia dự báo nghiệp vụ hàng ngày và đã có nhữngđóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dự báo thời tiết nghiệp vụ, dự báo bão,lũ lụt, mưa lớn, không khí lạnh,… góp phần phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở nướcta ...

Tài liệu được xem nhiều: