Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.31 MB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tự do tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Hà Lớp : Anh 5-K42-KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn Hà Nội, 11/2007 Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh đất nƣớc chuyển mình hòa nhập với thế giới, hệ thống ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta đã góp phần quan trọng trong việc ổn định lƣu thông tiền tệ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn nhất song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất. Tác động của rủi ro tín dụng đối với một ngân hàng thƣơng mại là hết sức to lớn mà hậu quả là kết quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút, trong nhiều trƣờng hợp nếu rủi ro tín dụng quá lớn có thể đƣa ngân hàng đến tình trạng phá sản. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó cùng với quá trình thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, em nhận thấy rủi ro tín dụng đang là vấn đề mang tính cấp thiết của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta nói chung và ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khóa luận tập trung nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tín dụng và các mô hình phân tích, đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đƣa ra và phân tích kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Nguyễn Thị Diệu Hà 1 A5-K42B-KT&KDQT Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu về rủi ro tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở đó nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, diễn giải. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã cung cấp cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập ở trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. Đồng thời em cũng gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị công tác tại Sở giao dịch I ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận. Do kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo góp ý, chỉ bảo giúp em nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này. Nguyễn Thị Diệu Hà 2 A5-K42B-KT&KDQT Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) 1. Hoạt động cơ bản của NHTM NHTM là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, thực hiện kinh doanh tiền tệ trong đó sử dụng chủ yếu là vốn nhàn rỗi huy động trong xã hội để cho vay, đầu tƣ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam số 20/2004/QH11 “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, trong đó “ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”. Nhƣ vậy về cơ bản một NHTM có các hoạt động chính sau: - Hoạt động nhận tiền gửi: Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ nguồn vốn huy động, chiếm khoảng 70 - 80% trên tổng nguồn vốn kinh doanh; không giống nhƣ các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là hàng hóa để kinh doanh. Ngân hàng nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoặc phát hành các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu), hoặc đi vay từ các TCTD, ngân hàng nhà nƣớc (NHNN). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: