Danh mục

Không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 606.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini là các dạng thức không gian thể hiện sự liên đới, đối sánh giữa nền văn hóa Hồi giáo Afghanistan và nền văn hóa hiện đại phương Tây, nó được đặt trong ý niệm của sự khác biệt, đa dạng và tính đối thoại văn hóa. Đằng sau các kiểu không gian liên văn hóa là bi kịch của con người hiện đại sống chông chênh, vô định, mang trong mình thân phận của kẻ ở giữa hai nền văn hóa gốc và nền văn hóa nơi cư ngụ, gắn với số phận tha hương, vong quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled HosseiniHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 KHÔNG GIAN LIÊN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI LÊ KHẮC BẢO LONG Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: longzeus94@gmail.com Tóm tắt: Không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini là các dạng thức không gian thể hiện sự liên đới, đối sánh giữa nền văn hóa Hồi giáo Afghanistan và nền văn hóa hiện đại phương Tây, nó được đặt trong ý niệm của sự khác biệt, đa dạng và tính đối thoại văn hóa. Đằng sau các kiểu không gian liên văn hóa là bi kịch của con người hiện đại sống chông chênh, vô định, mang trong mình thân phận của kẻ ở giữa hai nền văn hóa gốc và nền văn hóa nơi cư ngụ, gắn với số phận tha hương, vong quốc. Đi sâu khám phá các lớp không gian này, người đọc sẽ nhận ra tiếng nói đồng vọng về bản sắc, cội nguồn mà tác giả gửi đến cộng đồng quốc tế cũng như tư duy sáng tạo của một nhà văn liên văn hóa, một tác giả toàn cầu. Từ khóa: Liên văn hóa, hành trình, liên quốc gia, không gian ảo, Khaled Hosseini.1. MỞ ĐẦU Khaled Hosseini là nhà văn Mỹ gốc Afghanistan. Chỉ với ba tiểu thuyết Người đua diều,Ngàn mặt trời rực rỡ, Và rồi núi vọng, tác giả đã khẳng định được tài năng và vị trí của mìnhtrong nền văn chương thế giới đương đại. Cảm hứng cội nguồn dân tộc, thời đại kết hợp cảmthức liên văn hóa đã chi phối sáng tác của nhà văn khi viết về quê hương Afghanistan. Điều nàykhông chỉ được bộc lộ qua thế giới nhân vật với những nhân vị văn hóa độc đáo mà còn hiển lộqua các kiểu không gian liên văn hóa đa dạng. Các dạng thức không gian này gắn liền với sựtrải nghiệm của nhân vật hành trình, nhân vật tha hương trong bối cảnh địa phương hóa rộngmở, tiến đến xác lập một trường nhìn của tác giả Khaled Hosseini về sự khác biệt, phổ quát vănhóa của quê gốc Afghanistan trong sự phản ánh và đối thoại với nền văn hóa Tây phương. Khuynh hướng triết học liên văn hóa nhấn mạnh đến sự tương tác, đối thoại của ít nhấthai nền văn hóa, nó thừa nhận sự khác biệt, đa dạng để tiến đến giá trị bình đẳng, chấp nhận lẫnnhau thông qua đối thoại văn hóa. Trong sáng tác văn học, liên văn hóa thể hiện rõ qua tư duysáng tạo thế giới nghệ thuật của các nhà văn có kinh nghiệm sống giữa các nền văn hóa - cácnhà văn toàn cầu. Trong đó, các dạng thức không gian liên văn hóa là một yếu tố nghệ thuật nổibật thể hiện rõ ý thức sáng tạo của các tác giả, Khaled Hosseini là một trong số đó. Các dạngthức không gian liên văn hóa trong tiểu thuyết của ông có thể kể đến như không gian hành trìnhxuyên quốc gia, xuyên lãnh thổ; không gian truyền thống - hiện đại; không gian tôn giáo, lịchsử - xã hội.2. CÁC DẠNG THỨC KHÔNG GIAN LIÊN VĂN HÓA NHÌN TỪ SỰ KHÁC BIỆT,TƯƠNG TÁC VÀ ĐỐI THOẠI VĂN HÓA2.1. Không gian hành trình liên quốc gia, liên lãnh thổ Không gian hành trình là bối cảnh không gian vừa mang tính địa lý rộng mở vừa đánhdấu những chặng đường dấn thân, tha hương của nhân vật. Trong Người đua diều, không gianđất nước Afghanistan được tái hiện ở thủ đô Kabul, đây là không gian nghệ thuật trung tâmtrong các sáng tác của Khaled Hosseini. Một Kabul khá sầm uất với“những đường phố củaquận Wazir Akbar Khan được đánh số và vuông góc với nhau như kẻ ô. Đó là một khu dân cưmới được phát triển, với nhiều khoảnh đất trống và những nhà đang xây dựng dở dang trên mọi 37TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019đường phố…” [3, tr.93], trộn lẫn trong đó là sắc nét truyền thống Hồi giáo với những món ănđường phố như bánh naan, soup qurma,..., tiếng vang vọng của kinh cầu nguyện namaz, nhữngtrò chơi thường nhật của người Afghan và đặc biệt là không khí của những cuộc thi đấu diềuvào mùa đông rộn ràng khắp các đường phố. Từ vùng văn hóa cố quốc Afghanistan, bối cảnhkhông gian được mở rộng theo hành trình tị nạn của hai cha con. Họ tiến đến biên giới để đếnPeshawar, Pakistan và hướng đến nước Mỹ phía trời Tây. Ở không gian nước Mỹ, bối cảnh hiện đại, phát triển chính là sự đối sánh cơ bản vớikhông gian cố quốc Afghanistan, hành trình đến với xứ sở tự do đã cho Amir cảm nhận đượcsự vĩ đại của chốn tạm dung này: “Ra khỏi xa lộ này lại có xa lộ khác, ra khỏi mỗi thành phốlại là thành phố khác, đồi qua núi, núi qua đồi và ra khỏi đồi núi lại nhiều thành phố hơn, nhiềucư dân hơn” [3, tr.175]. Chính trong bối cảnh hiện đại của nước Mỹ, trong tâm thức của nhânvật hành trình lại hiện diện không gian cố quốc cùng những mối liên hệ với không gian vă ...

Tài liệu được xem nhiều: