Danh mục

Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533-1788)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung hưng (1533 - 1788). Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng: Đối thoại văn hoá và giao tình văn chương qua thơ xướng hoạ; vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu hướng thơ kỷ sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533-1788)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0008Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 44-51This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THƠ ĐI SỨ NGUYỄN HUY OÁNH TRONG DÒNG THƠ SỨ TRÌNH THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533 - 1788) Đỗ Thị Thu Thủy Khoa Viết văn - Báo chí, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Tóm tắt. Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung hưng (1533 - 1788). Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ trình thời Lê Trung hưng: đối thoại văn hoá và giao tình văn chương qua thơ xướng hoạ; vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu hướng thơ kỷ sự. Từ khóa: Sứ thần, thơ đi sứ, Nguyễn Huy Oánh, Lê Trung Hưng.1. Mở đầu Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) là nhà văn hoá, nhà thơ, nhà giáo dục học, nhà khảo cứutiêu biểu của Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII. Ông còn là nhà ngoại giao tài ba dưới triều Lê CảnhHưng (1740 - 1786), từng sang sứ Trung Hoa năm 1766 - 1767. Như nhiều sứ thần, trong thờigian đi sứ, Nguyễn Huy Oánh cũng làm thơ xướng hoạ với văn nhân các nước, đề vịnh phong cảnhnúi sông hoặc biểu lộ tấm lòng nhớ nước, nhớ quê. Các bài thơ này được tập hợp trong Phụng sứYên đài tổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí) và Thạc Đình di cảo, chiếm một phầnđáng kể trong “gia tài” thơ văn của ông. Đã có nhiều công trình khảo cứu, nghiên cứu về thơ đisứ Nguyễn Huy Oánh của Lại Văn Hùng, Trần Hải Yến, Phạm Văn Ánh [2, 3], Nguyễn ThanhTùng [5, 7], Nguyễn Thanh Chung [1], Hà Thị Thanh Nga [4]... nhằm khẳng định cống hiến củaông trong giao lưu văn hoá Việt - Triều, Việt - Nhật hoặc những sáng tạo nghệ thuật thơ qua cácthi tập. Tuy nhiên, nhìn trong vận động thơ đi sứ trung đại, những thành tựu và đóng góp của thơNguyễn Huy Oánh chưa được đề cập một cách đầy đủ, hệ thống. Bài viết của chúng tôi bổ sungthêm vấn đề này qua việc khảo sát tình hình sáng tác và phân tích những đặc điểm nổi bật của thơđi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình Lê Trung hưng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình hình sáng tác thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh Năm Cảnh Hưng 26, triều vua Lê Hiển Tông (1765), sứ bộ Đại Việt do Nguyễn Huy Oánhlàm chánh sứ, Lê Doãn Thân (1720 - 1773) và Nguyễn Thưởng (? - ?) làm phó sứ phụng chỉ triềuNgày nhận bài: 12/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015Liên hệ: Đỗ Thị Thu Thủy, e-mail: thuydothithu@gmail.com44 Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung hưng (1533 - 1788)đình sang sứ nhà Thanh, Trung Hoa. Theo ghi chép của tác giả ở 470 câu thơ lục bát chữ Hán phầnTổng ca, tập Phụng sứ Yên đài tổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí), đoàn sứ bộ bắtđầu khởi trình từ Thăng Long vào tháng Giêng năm Bính Tuất, Cảnh Hưng 27 (1766) theo hướngBắc qua Bắc Ninh, Bắc Giang tới Lạng Sơn. Trải qua hành trình từ Quảng Tây - Hồ Nam - Hồ Bắc- Giang Tây - An Huy - Giang Tô - Sơn Đông - Hà Bắc, sứ bộ tới Yên Kinh vào tháng Mười Hai.Sau khi hành lễ tiến biểu (dâng biểu chương/tờ trình tuế cống), triều kiến (bái kiến vua Kàn Long),triều hạ (mừng năm mới) và dự yến tiệc thết đãi của nhà vua, ngày 16 tháng Hai, Cảnh Hưng 28,Đinh Hợi (1767), sứ bộ phụng chỉ hồi trình, tháng Mười Một cùng năm về tới Thăng Long kết thúcchuyến đi. Như vậy, thời gian đi và về của sứ đoàn kéo dài trong khoảng gần hai năm, hành trìnhtương đối suôn sẻ, thuận lợi, không gặp phải thiên tai, bệnh dịch hoặc binh biến trên đường đi. Cũng theo Tổng ca (câu 109 - 114) thì đây là chuyến đi “tuế cống” (dâng cống phẩm/cốnglễ tới vua Trung Hoa), một trong hai hoạt động chủ đạo của những chuyến Hoa trình phản ánhquan hệ bang giao Việt - Trung thời trung đại. Thạc Đình di cảo có 21 bài xướng hoạ, trong đóngoài 19 bài với quan nhân nhà Thanh trên suốt lộ trình còn có một bài tặng sứ thần Triều Tiên(Tặng Cao Ly sứ), một bài tiễn sứ thần Nhật Bản (Tiễn Nhật Bản sứ hồi trình). Đây là lí do tạo nênnội dung cảm hứng phong phú trong những bài thơ của Nguyễn Huy Oánh, có ý nghĩa quan trọngtrong vận động thơ đi sứ và thơ ca đương thời.2.1.1. Văn bản thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh Như đã đề cập, thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh tập hợp chủ yếu trong Phụng sứ Yên đàitổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí) và Thạc Đình di cảo. Về tập Phụng sứ Yên Kinhtổng ca, hiện trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 2 bản chép tay với các kí hiệu: A.373(156 trang, khổ 31 x 22) và VHv.1182 (76 trang, khổ 26 x 15), trong đó bản A.373 là bản đầy đủhơn gồm hai phần: - Mở đầu: phần Tổng ca có 470 câu thơ lục bát chữ Hán mang tính chất một nhật kí thơt ...

Tài liệu được xem nhiều: