Thơ đi sứ nhà Trần
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 113.01 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứ để thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII và kết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở. Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại: Thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa, đối đáp với quan lại Trung Hoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ đi sứ nhà TrầnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 41-49This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0006THƠ ĐI SỨ NHÀ TRẦNTrần Thị TheKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm HuếTóm tắt. Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứđể thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII vàkết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở.Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại:thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa,đối đáp với quan lại Trung Hoa.Từ khóa: Thơ đi sứ, thơ bang giao, nhà ngoại giao, nhà Trần, thế kỉ XIII.1.Mở đầuVới số lượng tác phẩm còn lại không nhiều so với những mảng sáng tác khác, song thơ đisứ nhà Trần là những thi phẩm đẹp, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình thơ ca Việt Namthời trung đại: mở ra đường thơ sứ trình. Thơ đi sứ thời Trần có vị trí khơi nguồn những cảm hứng,những đề tài,“xác lập” những phương thức thể hiện chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại.Từ đó, các cây bút thời sau như đời nhà Lê, đời Tây Sơn và đời Nguyễn đã tiếp nối, phát triển, ngàycàng đạt nhiều thành tựu. Thơ đi sứ trong mấy thế kỉ đầu thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại củangười Việt. Đó là tiếng nói khoáng đạt, hào sảng của một dân tộc đang khẳng định độc lập, phơiphới niềm tin vào hiện tại và tương lai - một thời đại phục hưng. Đặc biệt là niềm tự hào kiêu hãnhcủa một dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – đội quân xâm lược hung hãn nhất thế kỉXIII đã từng làm mưa làm gió thiên hạ. Nhận xét về đặc điểm, vị trí thơ đi sứ thời Trần, nhữngnhà nghiên cứu hết sức đề cao. Phan Huy Chú ca ngợi: “Hay không kém gì thời Thịnh Đường”[1;180]. Lê Quý Đôn nhận định: “Trình bày công việc vừa lịch duyệt vừa lão luyện, thổ lộ lời vănvừa cứng cáp, vừa vui tươi, có phần làm lành mạnh quốc thể” [2;240]. Đi sâu vào cảm hứng sángtác của thơ đi sứ thời Trần, nhóm biên soạn cuốn Thơ đi sứ cho rằng: “Cảm hứng tự hào dân tộclà cảm hứng xuyên suốt qua toàn bộ thơ Trần” [4;10]. Đồng quan điểm này, những tác giả cuốnVăn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược nhấn mạnh:“Riêng về tính chất hùng tráng, hào mại tinh thần tự tin, tự hào dân tộc thì thơ đi sứ nhiều thế kỉsau cũng khó vượt qua được” [3;98]... Tuy vậy những bài viết về thơ đi sứ thời Trần chỉ có tínhchất giới thiệu chưa đi vào tìm hiểu tỉ mỉ trên tác phẩm cụ thể. Tiếp thu những thành tựu của cácnhà nghiên cứu đi trước và coi đó là những khám phá bước đầu có tính chất định hướng, chúng tôitriển khai đặc điểm thơ đi sứ thời Trần trên các bình diện cụ thể sau: Thơ viết về thiên nhiên, thơviết về lịch sử, thơ xướng họa, ứng đối tặng tiễn.Ngày nhận bài: 1/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Trần Thị The, e-mail: tranthe.ncsk32@gmail.com41Trần Thị The2.2.1.Nội dung nghiên cứuThơ viết về thiên nhiên trong thơ đi sứ thời TrầnThiên nhiên là một đề tài nổi bật trong thơ đi sứ thời Trần. Trên đường đi sứ mỗi ngọnnúi, ngôi lầu, bến sông, một ngôi chùa, một miền quê một danh lam thắng cảnh đều có mặt trongthơ của sứ thần đất Việt. Những địa danh này lại gắn với những hành động mang tính chất quansát, thưởng ngoạn: Quá (qua), Đăng (lên), Hành (đi), vọng (ngắm), du (chơi). . . Đây là một minhchứng cho thấy: thiên nhiên, không gian Trung Hoa luôn được nhà thơ/ sứ thần quan tâm.Hình tượng ngọn núi được xuất hiện khá nhiều trong thơ sứ thần nhà Trần. Mỗi ngọn núigắn với vẻ đẹp khác nhau của vùng Hoa Hạ. Có chăng là sự khác biệt trong cách cảm – nghĩ củamỗi sứ thần. Nếu ở các tác giả Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Quý Ưng, những ngọn núi xuất hiện điểmxuyết mang tính liệt kê vẻ đẹp của thiên nhiên phương Bắc hoặc minh họa cho cảnh ngộ nào đócủa thi nhân trên đường đi sứ thì những ngọn núi trong thơ Nguyễn Trung Ngạn được đặc tả cụ thểbằng sự quan sát tinh tế và tình cảm dạt dào của thi nhân với mỗi giai cảnh Trung Hoa. NguyễnTrung Ngạn dành riêng hai bài thơ để đặc tả vẻ đẹp núi Ông Mụ, núi Hồi Nhạn. Ở bài Công Mẫusơn, ông viết: “Dạ lai xuân vũ tẩy nham loan/ Đạm bích nùng thanh đạm kế hoàn/ Dã quán tọatiêu nhàn tuế nguyệt/ Biên thành họa xuất mĩ giang san” (Đêm đến mưa xuân dội rửa núi đèo/Màu biếc nhạt, màu xanh đậm, núi non lộ ra những búi tóc/ Trong ngôi quán quê ngồi cho quangày tháng/ Nơi bức thành biên giới vẽ ra cảnh đẹp núi sông). Giới Hiên quan sát cảnh sắc núinon sau một đêm mưa xuân. Mưa xuân nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để “tẩy nham loan”, để rồi núinon phô bày vẻ đẹp khoáng đạt, tinh khôi của nó: “Đạm bích nùng thanh đạm kế hoàn” (Màu biếcnhạt, màu xanh đậm, núi non lộ ra những búi tóc). Qua núi Hồi Nhạn, Nguyễn Trung Ngạn viết:“Trúc lộ tùng yên hiểu thúy nham/ Sâm si đình hạ xuất thanh lam” (Hồi nhạn phong – Sương mócở tre trúc, khói ở rừng tùng, những mỏn đá xa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ đi sứ nhà TrầnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 41-49This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0006THƠ ĐI SỨ NHÀ TRẦNTrần Thị TheKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm HuếTóm tắt. Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứđể thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII vàkết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở.Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại:thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa,đối đáp với quan lại Trung Hoa.Từ khóa: Thơ đi sứ, thơ bang giao, nhà ngoại giao, nhà Trần, thế kỉ XIII.1.Mở đầuVới số lượng tác phẩm còn lại không nhiều so với những mảng sáng tác khác, song thơ đisứ nhà Trần là những thi phẩm đẹp, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình thơ ca Việt Namthời trung đại: mở ra đường thơ sứ trình. Thơ đi sứ thời Trần có vị trí khơi nguồn những cảm hứng,những đề tài,“xác lập” những phương thức thể hiện chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại.Từ đó, các cây bút thời sau như đời nhà Lê, đời Tây Sơn và đời Nguyễn đã tiếp nối, phát triển, ngàycàng đạt nhiều thành tựu. Thơ đi sứ trong mấy thế kỉ đầu thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại củangười Việt. Đó là tiếng nói khoáng đạt, hào sảng của một dân tộc đang khẳng định độc lập, phơiphới niềm tin vào hiện tại và tương lai - một thời đại phục hưng. Đặc biệt là niềm tự hào kiêu hãnhcủa một dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – đội quân xâm lược hung hãn nhất thế kỉXIII đã từng làm mưa làm gió thiên hạ. Nhận xét về đặc điểm, vị trí thơ đi sứ thời Trần, nhữngnhà nghiên cứu hết sức đề cao. Phan Huy Chú ca ngợi: “Hay không kém gì thời Thịnh Đường”[1;180]. Lê Quý Đôn nhận định: “Trình bày công việc vừa lịch duyệt vừa lão luyện, thổ lộ lời vănvừa cứng cáp, vừa vui tươi, có phần làm lành mạnh quốc thể” [2;240]. Đi sâu vào cảm hứng sángtác của thơ đi sứ thời Trần, nhóm biên soạn cuốn Thơ đi sứ cho rằng: “Cảm hứng tự hào dân tộclà cảm hứng xuyên suốt qua toàn bộ thơ Trần” [4;10]. Đồng quan điểm này, những tác giả cuốnVăn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược nhấn mạnh:“Riêng về tính chất hùng tráng, hào mại tinh thần tự tin, tự hào dân tộc thì thơ đi sứ nhiều thế kỉsau cũng khó vượt qua được” [3;98]... Tuy vậy những bài viết về thơ đi sứ thời Trần chỉ có tínhchất giới thiệu chưa đi vào tìm hiểu tỉ mỉ trên tác phẩm cụ thể. Tiếp thu những thành tựu của cácnhà nghiên cứu đi trước và coi đó là những khám phá bước đầu có tính chất định hướng, chúng tôitriển khai đặc điểm thơ đi sứ thời Trần trên các bình diện cụ thể sau: Thơ viết về thiên nhiên, thơviết về lịch sử, thơ xướng họa, ứng đối tặng tiễn.Ngày nhận bài: 1/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Trần Thị The, e-mail: tranthe.ncsk32@gmail.com41Trần Thị The2.2.1.Nội dung nghiên cứuThơ viết về thiên nhiên trong thơ đi sứ thời TrầnThiên nhiên là một đề tài nổi bật trong thơ đi sứ thời Trần. Trên đường đi sứ mỗi ngọnnúi, ngôi lầu, bến sông, một ngôi chùa, một miền quê một danh lam thắng cảnh đều có mặt trongthơ của sứ thần đất Việt. Những địa danh này lại gắn với những hành động mang tính chất quansát, thưởng ngoạn: Quá (qua), Đăng (lên), Hành (đi), vọng (ngắm), du (chơi). . . Đây là một minhchứng cho thấy: thiên nhiên, không gian Trung Hoa luôn được nhà thơ/ sứ thần quan tâm.Hình tượng ngọn núi được xuất hiện khá nhiều trong thơ sứ thần nhà Trần. Mỗi ngọn núigắn với vẻ đẹp khác nhau của vùng Hoa Hạ. Có chăng là sự khác biệt trong cách cảm – nghĩ củamỗi sứ thần. Nếu ở các tác giả Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Quý Ưng, những ngọn núi xuất hiện điểmxuyết mang tính liệt kê vẻ đẹp của thiên nhiên phương Bắc hoặc minh họa cho cảnh ngộ nào đócủa thi nhân trên đường đi sứ thì những ngọn núi trong thơ Nguyễn Trung Ngạn được đặc tả cụ thểbằng sự quan sát tinh tế và tình cảm dạt dào của thi nhân với mỗi giai cảnh Trung Hoa. NguyễnTrung Ngạn dành riêng hai bài thơ để đặc tả vẻ đẹp núi Ông Mụ, núi Hồi Nhạn. Ở bài Công Mẫusơn, ông viết: “Dạ lai xuân vũ tẩy nham loan/ Đạm bích nùng thanh đạm kế hoàn/ Dã quán tọatiêu nhàn tuế nguyệt/ Biên thành họa xuất mĩ giang san” (Đêm đến mưa xuân dội rửa núi đèo/Màu biếc nhạt, màu xanh đậm, núi non lộ ra những búi tóc/ Trong ngôi quán quê ngồi cho quangày tháng/ Nơi bức thành biên giới vẽ ra cảnh đẹp núi sông). Giới Hiên quan sát cảnh sắc núinon sau một đêm mưa xuân. Mưa xuân nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để “tẩy nham loan”, để rồi núinon phô bày vẻ đẹp khoáng đạt, tinh khôi của nó: “Đạm bích nùng thanh đạm kế hoàn” (Màu biếcnhạt, màu xanh đậm, núi non lộ ra những búi tóc). Qua núi Hồi Nhạn, Nguyễn Trung Ngạn viết:“Trúc lộ tùng yên hiểu thúy nham/ Sâm si đình hạ xuất thanh lam” (Hồi nhạn phong – Sương mócở tre trúc, khói ở rừng tùng, những mỏn đá xa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ đi sứ nhà Trần Thơ đi sứ Thơ bang giao Nhà ngoại giao Thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa Thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa Đối đáp với quan lại Trung HoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hình ảnh các vị sứ thần Đại Việt qua dòng thơ sứ trình trung đại Việt Nam
14 trang 17 0 0 -
Cơ sở hình thành thơ bang giao trung đại Việt Nam
7 trang 15 0 0 -
Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
8 trang 13 0 0 -
Đại sư Khuông Việt với nền ngoại giao Đại Việt buổi đầu độc lập
9 trang 13 0 0 -
Một hướng tiếp cận thơ Nguyễn Du: Trường hợp thơ đi sứ
7 trang 11 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những thành tựu của thơ bang giao thời trung đại Việt Nam
163 trang 11 0 0 -
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533-1788)
8 trang 10 0 0 -
Thể loại trong Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu
8 trang 10 0 0 -
10 trang 9 0 0
-
Cảm hứng văn hóa – lịch sử trong thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê – đầu Nguyễn (1740 – 1820)
7 trang 9 0 0