Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 103.47 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mảng đề tài bang giao – xướng họa trong thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn là những sáng tác mang tính quan phương, phản ánh mối quan hệ chính trị - văn hóa trong bang giao Việt – Trung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài của văn học mang tính chức năng thì thơ của hai thi nhân họ Đoàn còn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Thái độ trân trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với các sứ thần ngoại quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn TuấnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0061Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 80-87This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THƠ BANG GIAO CỦA ĐOÀN NGUYỄN THỤC VÀ ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Nguyễn Thị Hoà Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Tóm tắt. Mảng đề tài bang giao – xướng họa trong thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn là những sáng tác mang tính quan phương, phản ánh mối quan hệ chính trị - văn hóa trong bang giao Việt – Trung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài của văn học mang tính chức năng thì thơ của hai thi nhân họ Đoàn còn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Thái độ trân trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với các sứ thần ngoại quốc. Cả hai sứ thần vừa thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, cởi mở vừa khéo léo lồng xen vào đó niềm tự hào về quê hương, đất nước và sự khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc. Những bài thơ bang giao của họ đã góp phần mở mang giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Trung Hoa và góp thêm phần phong phú cho dòng thơ đi sứ Việt Nam thời trung đại. Từ khóa: Bang giao – xướng họa, thơ đi sứ, Đoàn Nguyễn Thục, Đoàn Nguyễn Tuấn.1. Mở đầu 1. Cha ông ta ngày xưa rất coi trọng ngoại giao, ngoại giao thực sự là một mặt trận tiếpnối quân sự để giữ gìn chủ quyền, độc lập và hòa bình cho đất nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trậnngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam luôn nêu cao chính nghĩa và hòa hiếu. Phan HuyChú từng viết: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với các nước láng giềng là việc lớn, mà những khiứng thủ lại rất quan hệ, cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh Xuân Thu, đạo giaolân (giao thiệp với các nước láng giềng) chép ở hiền truyện (sách Mạnh Tử), chính là đem lòng tinthực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận” [1]. 2. Không phải đến Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn mới có những vần thơ đốiđáp, tặng tiễn các sứ thần Triều Tiên, Trung Hoa. Trước đó, thời Lý - Trần, Lê các sứ thần của tacũng viết về đề tài này. Thời Lý - Trần có thể coi là thời kì mở đầu cho truyền thống văn học banggiao của nước ta. Những sứ thần của thời kì này đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các thếhệ sau. Các tác phẩm thơ văn bang giao thời kì này chẳng những đạt được yêu cầu đấu lí, thuyếtphục đối phương, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà còn chứng minh tài năng, trí tuệvà trình độ văn minh của dân tộc Việt Nam. Đến thời Lê, sau khi quân và dân ta đánh thắng quânxâm lược Minh giành được độc lập tự chủ, triều đình nhà Lê đã tiến hành ngay quan hệ bang giaovới Trung Hoa để tiếp tục bồi đắp hòa khí, dập tắt hiểm họa chiến tranh. So với trước đây, nhiệmvụ bang giao không có gì khác, vẫn là sách lược đấu tranh mềm dẻo, khôn khéo nhằm nâng caoNgày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015Liên hệ: Nguyễn Thị Hoà, e-mail: nguyenthihoakhanh@gmail.com80 Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấnquốc thể, giữ vững quyền tự chủ và xác lập quan hệ bình đẳng với Trung Hoa. Điều này được thểhiện khá rõ trong thơ văn bang giao – xướng họa. Nếu như Đoàn Nguyễn Thục chỉ còn lại hai bài Tiễn Thái Bình phủ hộ tống Nghiêu NgộThái và Triều Tiên sứ Doãn Đông Thăng Lý Trí Trung dành cho mảng đề tài thơ bang giao thìĐoàn Nguyễn Tuấn lại viết khá nhiều (gồm 21/102 bài chiếm tỉ lệ 20,6%). Thơ bang giao xướnghọa của Đoàn Nguyễn Tuấn được chia làm hai loại: họa đáp và tặng tiễn, trong đó có 10 bài họađáp và 11 bài tặng tiễn. Đoàn Nguyễn Tuấn viết thơ họa đáp với ba đối tượng chính đó là: Hoàngđế Trung Hoa; quan lại Trung Hoa; sứ thần Triều Tiên. Thơ tặng tiễn của Đoàn Nguyễn Tuấn dànhcho hai đối tượng chủ yếu đó là quan lại Trung Hoa và sứ thần Việt Nam mà tác giả gặp trên đườngđi sứ. Có thể thấy đối tượng hướng tới của Đoàn Nguyễn Tuấn đa dạng, điều đặc biệt Đoàn NguyễnTuấn có hai bài thơ họa lại hoàng đế Trung Hoa. 3. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu những bài thơ thuộc mảng đề tài bang giao -xướng họa của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Tháiđộ trân trọng quý mến, những người bạn Trung hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với cácsứ thần ngoại quốc. Cả hai sứ thần vừa thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, cởi mở vừa khéoléo lồng xen vào đó niềm tự hào về quê hương, đất nước và sự khẳng định độc lập chủ quyền củadân tộc. Tưởng như hai sứ giả họ Đoàn có thể ung dung trong một cuộc “quan phong” thượngquốc, song thực chất đằng sau đó là sự an nguy mất còn của quốc gia. Vì vậy dù có khi vui, khibuồn, khi thuận lợi, lúc khó khăn song không một tình huống nào họ được phép lơi lỏng ý thứcbảo vệ chủ quyền đất nước và giữ gìn thể diện quốc g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn TuấnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0061Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 80-87This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THƠ BANG GIAO CỦA ĐOÀN NGUYỄN THỤC VÀ ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Nguyễn Thị Hoà Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Tóm tắt. Mảng đề tài bang giao – xướng họa trong thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn là những sáng tác mang tính quan phương, phản ánh mối quan hệ chính trị - văn hóa trong bang giao Việt – Trung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài của văn học mang tính chức năng thì thơ của hai thi nhân họ Đoàn còn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Thái độ trân trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với các sứ thần ngoại quốc. Cả hai sứ thần vừa thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, cởi mở vừa khéo léo lồng xen vào đó niềm tự hào về quê hương, đất nước và sự khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc. Những bài thơ bang giao của họ đã góp phần mở mang giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Trung Hoa và góp thêm phần phong phú cho dòng thơ đi sứ Việt Nam thời trung đại. Từ khóa: Bang giao – xướng họa, thơ đi sứ, Đoàn Nguyễn Thục, Đoàn Nguyễn Tuấn.1. Mở đầu 1. Cha ông ta ngày xưa rất coi trọng ngoại giao, ngoại giao thực sự là một mặt trận tiếpnối quân sự để giữ gìn chủ quyền, độc lập và hòa bình cho đất nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trậnngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam luôn nêu cao chính nghĩa và hòa hiếu. Phan HuyChú từng viết: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với các nước láng giềng là việc lớn, mà những khiứng thủ lại rất quan hệ, cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh Xuân Thu, đạo giaolân (giao thiệp với các nước láng giềng) chép ở hiền truyện (sách Mạnh Tử), chính là đem lòng tinthực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận” [1]. 2. Không phải đến Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn mới có những vần thơ đốiđáp, tặng tiễn các sứ thần Triều Tiên, Trung Hoa. Trước đó, thời Lý - Trần, Lê các sứ thần của tacũng viết về đề tài này. Thời Lý - Trần có thể coi là thời kì mở đầu cho truyền thống văn học banggiao của nước ta. Những sứ thần của thời kì này đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các thếhệ sau. Các tác phẩm thơ văn bang giao thời kì này chẳng những đạt được yêu cầu đấu lí, thuyếtphục đối phương, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà còn chứng minh tài năng, trí tuệvà trình độ văn minh của dân tộc Việt Nam. Đến thời Lê, sau khi quân và dân ta đánh thắng quânxâm lược Minh giành được độc lập tự chủ, triều đình nhà Lê đã tiến hành ngay quan hệ bang giaovới Trung Hoa để tiếp tục bồi đắp hòa khí, dập tắt hiểm họa chiến tranh. So với trước đây, nhiệmvụ bang giao không có gì khác, vẫn là sách lược đấu tranh mềm dẻo, khôn khéo nhằm nâng caoNgày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015Liên hệ: Nguyễn Thị Hoà, e-mail: nguyenthihoakhanh@gmail.com80 Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấnquốc thể, giữ vững quyền tự chủ và xác lập quan hệ bình đẳng với Trung Hoa. Điều này được thểhiện khá rõ trong thơ văn bang giao – xướng họa. Nếu như Đoàn Nguyễn Thục chỉ còn lại hai bài Tiễn Thái Bình phủ hộ tống Nghiêu NgộThái và Triều Tiên sứ Doãn Đông Thăng Lý Trí Trung dành cho mảng đề tài thơ bang giao thìĐoàn Nguyễn Tuấn lại viết khá nhiều (gồm 21/102 bài chiếm tỉ lệ 20,6%). Thơ bang giao xướnghọa của Đoàn Nguyễn Tuấn được chia làm hai loại: họa đáp và tặng tiễn, trong đó có 10 bài họađáp và 11 bài tặng tiễn. Đoàn Nguyễn Tuấn viết thơ họa đáp với ba đối tượng chính đó là: Hoàngđế Trung Hoa; quan lại Trung Hoa; sứ thần Triều Tiên. Thơ tặng tiễn của Đoàn Nguyễn Tuấn dànhcho hai đối tượng chủ yếu đó là quan lại Trung Hoa và sứ thần Việt Nam mà tác giả gặp trên đườngđi sứ. Có thể thấy đối tượng hướng tới của Đoàn Nguyễn Tuấn đa dạng, điều đặc biệt Đoàn NguyễnTuấn có hai bài thơ họa lại hoàng đế Trung Hoa. 3. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu những bài thơ thuộc mảng đề tài bang giao -xướng họa của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Tháiđộ trân trọng quý mến, những người bạn Trung hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với cácsứ thần ngoại quốc. Cả hai sứ thần vừa thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, cởi mở vừa khéoléo lồng xen vào đó niềm tự hào về quê hương, đất nước và sự khẳng định độc lập chủ quyền củadân tộc. Tưởng như hai sứ giả họ Đoàn có thể ung dung trong một cuộc “quan phong” thượngquốc, song thực chất đằng sau đó là sự an nguy mất còn của quốc gia. Vì vậy dù có khi vui, khibuồn, khi thuận lợi, lúc khó khăn song không một tình huống nào họ được phép lơi lỏng ý thứcbảo vệ chủ quyền đất nước và giữ gìn thể diện quốc g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bang giao – xướng họa Thơ đi sứ Đoàn Nguyễn Thục Đoàn Nguyễn Tuấn Tình cảm hòa hiếu dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hình ảnh các vị sứ thần Đại Việt qua dòng thơ sứ trình trung đại Việt Nam
14 trang 17 0 0 -
Cơ sở hình thành thơ bang giao trung đại Việt Nam
7 trang 15 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn
60 trang 13 0 0 -
Một hướng tiếp cận thơ Nguyễn Du: Trường hợp thơ đi sứ
7 trang 11 0 0 -
Tư tưởng hành đạo trong thơ chữ Hán của Đoàn Nguyễn Tuấn
10 trang 10 0 0 -
9 trang 10 0 0
-
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533-1788)
8 trang 10 0 0 -
Thể loại trong Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu
8 trang 10 0 0 -
10 trang 9 0 0
-
Cảm hứng văn hóa – lịch sử trong thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê – đầu Nguyễn (1740 – 1820)
7 trang 9 0 0