Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.02 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm được sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên đại học sư phạm giúp cho sự phát triển nghề nghiệp của chính chủ thể này. Ban hành chuẩn giảng viên đại học sư phạm còn là cơ hội để giảm thiểu những lỗ hổng trong kiến thức và trình độ được đào tạo của đội ngũ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm - Kinh nghiệm thế giới và Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0050Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 236-243This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh và Hoàng Thị Kim Huệ Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm được sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên đại học sư phạm giúp cho sự phát triển nghề nghiệp của chính chủ thể này. Ban hành chuẩn giảng viên đại học sư phạm còn là cơ hội để giảm thiểu những lỗ hổng trong kiến thức và trình độ được đào tạo của đội ngũ. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm của một số tổ chức trên thế giới (như OECD; ATE, NCATE, TEAC (Mỹ). . . ) được đề xuất bao gồm năng lực dạy học, năng lực đào tạo giáo viên, năng lực phát triển nghề nghiệp và các năng lực nền tảng như năng lực văn hóa, năng lực học thuật, năng lực lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đề xuất khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm bao gồm năng lực nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học giáo dục và các năng lực chung như năng lực hợp tác, năng lực công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực quản lí đào tạo. Những chuẩn này sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng cho việc thiết lập một chuẩn quốc gia về năng lực giảng viên đại học sư phạm của Việt Nam. Từ khóa: Giảng viên đại học sư phạm, chuẩn giảng viên đại học sư phạm, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm.1. Mở đầu Ngày 27/03/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dụcvà phát triển con người Việt Nam [1]. Trong việc phát triển một thế hệ trẻ đủ năng lực và phẩmchất để tạo dựng diện mạo Việt Nam trong bối cảnh mới, đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết địnhvà việc xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm, cũng như phát triển khoa học sư phạm, là nhiệm vụhàng đầu. Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò đi đầu của cáctrường Đại học Sư phạm chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vì “gốc củacác vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo bồi dưỡng của các trường sư phạm” [2].Do vậy, xây dựng khung năng lực giảng viên đại học sư phạm cần đảm bảo nguyên tắc khoa học,hiện đại tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắnvới thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam.Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 10/2/2017.Tác giả liên lạc: Nguyễn Vũ Bích Hiền, địa chỉ e-mail: hiennvb@hnue.edu.vn236 Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam Bài viết này tổng quan những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn tại Việt Nam nhữngnăm qua về xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm, làm cơ sở chonhững nghiên cứu tiếp theo về chuẩn năng lực giảng viên đại học sư phạm, đáp ứng đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên cáctrường sư phạm ở nước ta hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm Giảng viên đại học sư phạm (GVĐHSP) là người tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ cho sinh viênsư phạm (SVSP) trong hoạt động học tập để trở thành người giáo viên đạt chuẩn năng lực và pháttriển nghề nghiệp bền vững sau khi ra trường. Họ là người chịu trách nhiệm về chất lượng của độingũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường sư phạm nói chung [3]. Đối với giáo viên phổ thông, chuẩn năng lực nghề nghiệp đã được quan tâm xây dựng từlâu. Tuy nhiên có nhiều nhà nghiên cứu lại nghi ngại về sự cần thiết phải xây dựng chuẩn năng lựcGVĐHSP. Sự nghi ngại này nảy sinh từ chính cách thức xây dựng bộ chuẩn nhiều khi thiếu sự thamgia của chính giảng viên (Zuzovsky và Libman, 2003 dẫn theo Servet Celik). Các nhà nghiên cứucho rằng các tiêu chuẩn được xây dựng có thể xâm phạm vào quyền của giảng viên và bộ chuẩnkém giá trị khi GVĐHSP không được tham gia xây dựng một hệ thống chuẩn để áp dụng cho chínhnghề nghiệp của mình. Trong một nghiên cứu gần đây, Smith đã chỉ ra rằng GVĐHSP phải đượctrao cho vai trò quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn nghề nghiệp của chính mình [4]. Lại cómột số nhà nghiên cứu khác cho rằng sẽ khó thực thi được các chuẩn đã xây dựng cho một côngviệc có tính chất phức tạp và khó dự đoán như hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm - Kinh nghiệm thế giới và Việt NamJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0050Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 236-243This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh và Hoàng Thị Kim Huệ Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm được sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc của giảng viên đại học sư phạm giúp cho sự phát triển nghề nghiệp của chính chủ thể này. Ban hành chuẩn giảng viên đại học sư phạm còn là cơ hội để giảm thiểu những lỗ hổng trong kiến thức và trình độ được đào tạo của đội ngũ. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm của một số tổ chức trên thế giới (như OECD; ATE, NCATE, TEAC (Mỹ). . . ) được đề xuất bao gồm năng lực dạy học, năng lực đào tạo giáo viên, năng lực phát triển nghề nghiệp và các năng lực nền tảng như năng lực văn hóa, năng lực học thuật, năng lực lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đề xuất khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm bao gồm năng lực nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học giáo dục và các năng lực chung như năng lực hợp tác, năng lực công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực quản lí đào tạo. Những chuẩn này sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng cho việc thiết lập một chuẩn quốc gia về năng lực giảng viên đại học sư phạm của Việt Nam. Từ khóa: Giảng viên đại học sư phạm, chuẩn giảng viên đại học sư phạm, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm.1. Mở đầu Ngày 27/03/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dụcvà phát triển con người Việt Nam [1]. Trong việc phát triển một thế hệ trẻ đủ năng lực và phẩmchất để tạo dựng diện mạo Việt Nam trong bối cảnh mới, đội ngũ nhà giáo có vai trò quyết địnhvà việc xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm, cũng như phát triển khoa học sư phạm, là nhiệm vụhàng đầu. Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò đi đầu của cáctrường Đại học Sư phạm chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vì “gốc củacác vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo bồi dưỡng của các trường sư phạm” [2].Do vậy, xây dựng khung năng lực giảng viên đại học sư phạm cần đảm bảo nguyên tắc khoa học,hiện đại tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắnvới thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam.Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 10/2/2017.Tác giả liên lạc: Nguyễn Vũ Bích Hiền, địa chỉ e-mail: hiennvb@hnue.edu.vn236 Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam Bài viết này tổng quan những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn tại Việt Nam nhữngnăm qua về xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm, làm cơ sở chonhững nghiên cứu tiếp theo về chuẩn năng lực giảng viên đại học sư phạm, đáp ứng đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên cáctrường sư phạm ở nước ta hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm Giảng viên đại học sư phạm (GVĐHSP) là người tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ cho sinh viênsư phạm (SVSP) trong hoạt động học tập để trở thành người giáo viên đạt chuẩn năng lực và pháttriển nghề nghiệp bền vững sau khi ra trường. Họ là người chịu trách nhiệm về chất lượng của độingũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường sư phạm nói chung [3]. Đối với giáo viên phổ thông, chuẩn năng lực nghề nghiệp đã được quan tâm xây dựng từlâu. Tuy nhiên có nhiều nhà nghiên cứu lại nghi ngại về sự cần thiết phải xây dựng chuẩn năng lựcGVĐHSP. Sự nghi ngại này nảy sinh từ chính cách thức xây dựng bộ chuẩn nhiều khi thiếu sự thamgia của chính giảng viên (Zuzovsky và Libman, 2003 dẫn theo Servet Celik). Các nhà nghiên cứucho rằng các tiêu chuẩn được xây dựng có thể xâm phạm vào quyền của giảng viên và bộ chuẩnkém giá trị khi GVĐHSP không được tham gia xây dựng một hệ thống chuẩn để áp dụng cho chínhnghề nghiệp của mình. Trong một nghiên cứu gần đây, Smith đã chỉ ra rằng GVĐHSP phải đượctrao cho vai trò quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn nghề nghiệp của chính mình [4]. Lại cómột số nhà nghiên cứu khác cho rằng sẽ khó thực thi được các chuẩn đã xây dựng cho một côngviệc có tính chất phức tạp và khó dự đoán như hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Giảng viên đại học sư phạm Chuẩn giảng viên đại học sư phạm Khung năng lực nghề nghiệp Năng lực dạy học Năng lực đào tạo giáo viênGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 84 1 0
-
Các năng lực của giáo viên thế kỷ 21
7 trang 33 0 0 -
Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên và biện pháp khắc phục
8 trang 27 0 0 -
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm
14 trang 23 0 0 -
10 trang 22 0 0
-
Tiêu chí đánh giá thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp
7 trang 20 0 0 -
Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
9 trang 18 0 0 -
Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10 trang 18 0 0 -
Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học
8 trang 18 0 0 -
Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
9 trang 18 0 0