Danh mục

Kĩ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ phân tích vai trò của phiên tòa giả định cũng như đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình viết bài biện hộ tại phiên tòa. Từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng viết bài biện hộ cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nói riêng, hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kĩ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định KĨ NĂNG VIẾT BÀI BIỆN HỘ TRONG PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH Lê Thị Lụa TÓM TẮT Phiên tòa giả định là một phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy và đào tạonhân lực ngành Luật, hiện đang được nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo nghiên cứu vàđược áp dụng khá phổ biến. Phương pháp tiếp cận này có vai trò khá quan trọngtrong việc phát triển các kỹ năng pháp lý cần thiết cũng như cung cấp nguồn kiếnthức pháp lý quan trọng cho sinh viên ngành luật. Bài báo này sẽ phân tích vai tròcủa phiên tòa giả định cũng như đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trìnhviết bài biện hộ tại phiên tòa. Từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng viết bài biện hộ chosinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nói riêng, hoạt động nghề nghiệp trongthực tiễn nói chung. Từ khóa: Phiên tòa giả định, kỹ năng viết, bài biện hộ, kĩ năng nghề. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, hoạt động “phiên tòa giả định” tại Việt Nam đangdần trở nên phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên luật. Đây là phươngthức giáo dục đào tạo tiên tiến, đã được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng.Thông qua hoạt động này, sinh viên không những được rèn luyện ở kiến thức pháp lýmà còn thành thục sâu ở kỹ năng hành nghề luật, từ kỹ năng phân tích bản án, viếtbài biện hộ đến kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn kháít tài liệu viết về hoạt động này hay cách thức, kinh nghiệm để rèn luyện những kĩnăng ấy. Đặc biệt, các tài liệu về kĩ năng viết bài tranh luận cho sinh viên ngành luậttrong phiên tòa còn khá ít, trong khi đây là kĩ năng hết sức quan trọng và cần thiết.Xuất phát từ đó, đề tài “Kỹ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định” được chọnlàm đề tài nghiên cứu. Trong bài báo, tác giả đã trình bày tổng quan về phiên tòa giảđịnh và đưa ra những kĩ năng trong quá trình viết bài biện hộ. Từ đó, góp phần nângcao kĩ năng viết bài biện hộ cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nóiriêng, hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung. Sinh viên Khoa Luật Kinh Tế. Trường Đại học Luật, Đại học Huế.Email: Trucnhi345543@gmail.com 89 2. Giới thiệu tổng quan về phiên tòa giả định 2.1. Khái niệm “Phiên tòa giả định” là hoạt động trong đó các sinh viên luật đóng vai trò là luậtsư các bên trong vụ án giả định để nghiên cứu, xây dựng các lập luận, viết bài biệnhộ và trình bày các lập luận đó. Tính chất “giả định” thể hiện ở việc vụ án và phiêntòa không phải là thật nhưng quá trình tham gia giải quyết vụ án và trình tự, thủ tụcdiễn ra gần tương đồng với thực tế. Nội dung tranh luận của các bên tham gia trongphiên tòa giả định không hề được dàn dựng, sắp xếp trước mà phải chủ động xâydựng và bảo vệ các lập luận của mình. Đây cũng là điểm khác biệt của “phiên tòa giảđịnh” so với hoạt động “diễn án”. Phiên tòa giả định có thể được tổ chức ở cấp độtrường đại học, quốc gia và quốc tế. Ở nhiều trường đại học trên thế giới, phiên tòagiả định trở thành một hình thức chính để đào tạo kĩ năng và là phương thức chủ yếuđể đánh giá các sinh viên. 2.2. Vai trò của phiên tòa giả định Phiên tòa giả định đòi hỏi sinh viên phải tham gia vào một chuỗi hoạt động từkhi tiếp xúc vụ án, nghiên cứu xây dựng lập luận, viết bài biện hộ đến khi tranh tụngphiên toà. Đặc biệt, sinh viên thường được giao giải quyết những vụ việc trong lĩnhvực pháp lý mà họ chưa thông thạo hoặc những vụ việc phức tạp hơn nhiều những gìhọ đã được học trên lớp43. Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luậtthực định và vận dụng vào thực hành các kĩ năng nền tảng đã đề cập ở trên. Trước tiên, phiên tòa giả định buộc sinh viên phải là người “giải quyết vấn đề”.Đóng vai trò là luật sư bảo vệ cho một bên trong vụ án, sinh viên không thể chỉ đơnthuần đưa ra các phân tích, kết luận dựa trên quy định pháp luật mà phải tìm ra đượcmột giải pháp theo hướng có lợi cho thân chủ của mình và hoạch định cách thứchướng tới giải pháp đó. Tiếp theo, sinh viên cần phải vận dụng kỹ năng phân tích và lập luận để tìm rađược vấn đề pháp lý mấu chốt, quy định pháp luật có liên quan, phân tích, đánh giácác quy định và xây dựng luận điểm. Quá trình này được hỗ trợ bằng kỹ năng nghiêncứu, tìm kiếm thông tin. Kết quả của quá trình tư duy ấy được thể hiện qua viết bài43 Andrew Lynch (1996), Why do we moot? Exploring the role of mooting in legal education, 7 LegalEduc.Rev.67. 90biện hộ và cuối cùng là trình bày tại phiên tòa. Thông qua mô hình phiên tòa giả định,sinh viên đồng thời học được kĩ năng làm việc ...

Tài liệu được xem nhiều: