Danh mục

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.51 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1).Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1)Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (Kỳ 1)Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cựcchẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi khôngthể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia:Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN!Có người yêu cầu tôi viết bài để trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh! Không muốnphụ lòng một người đang làm một việc rất có ích và thiết thực, tôi viết. Tuy vậy,tôi phải cảnh báo (warning!) các bạn trước là những gì sau đây rất là lỗi thời (notup to date) và lẩm cẩm (wandering).Thêm vào đó, những gì tôi nhìn thấy cách các bạn học tiếng Anh bây giờ thì phảinói rằng tôi quả chẳng có một chút gì để khuyên các bạn. Xin đừng cười nhé! Tuynhiên, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm mà đến bây giờ ngồi nhìn lại mới thấy. Ai nói“thất bại là mẹ của thành công” nhỉ?Vậy để tôi làm bản tự kiểm nhé. Cũng là điều hay nếu bạn thấy trước những sailầm đó, tránh chúng ra và kết hợp với những kinh nghiệm và cách tiếp cận hiện đạicủa các bạn bi giờ thì chắc bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công mau hơn tôi nhiều.Vậy xin ráng đọc!Vì cái tật tôi hay nói dông dài, làm biếng không viết hết được một hơi, lu bu đủchuyện linh tinh … Nên tôi sẽ bắt chước Kim Dung viết thành nhiều kỳ! (mặc dùkhông đủ hấp dẫn để độc giả theo dõi kỳ tới -> kỳ cục!)Có kiên nhẫn thì đọc tiếp nhé !Các bạn thân mến:“Tiếng Anh là cái chi chiNói thì trẹo miệng, nghe thì ù taiCớ sao thiên hạ miệt màiHọc chi cái tiếng có ngày dùng đâu?”Chắc ai cũng phải đã từng hỏi mình câu đó!Kỳ 1: Xưa và NayVài điều thưa với bạn về chuyện dân toán học tiếng Anh. Nhưng trước hết, xin chomình làm chuyện “ôn cố tri tân” cho nó đúng bài đúng bản (kẻo phạm trườngquy!).Ai cũng phải có hàng xóm, bạn bè … Họ chắc chắn chẳng nói chuyện kiểu như ta,ăn chẳng phải món mình thích, chơi chẳng thứ mình ưa … Thế nhưng, không cóngười ta ở với ai? Đồng sàng dị mộng là chuyện thường ngày v.v. Vậy ta phải họccách ứng xử để giao tiếp với thiên hạ, nếu không thì cứ lên núi mà tu.Ngày xưa, ta ở cạnh xứ Tàu bị chèn ép dữ quá, nhưng có ai đâu mà nói chuyện?Thế nên ta phải theo anh nhà giàu nói xí xa xí xố cho anh ấy vui lòng đẹp dạ. Vìvậy, tiền bối của ta cứ phải tụng niệm Tứ Thư Ngũ Kinh cho nó đầy cái bụng rồimới mong thi cử cho nó ra cái hồn. Sau này, ta muốn tỏ ra là phương Nam cũng cóđịa linh nhân kiệt nên mới bịa ra cái gọi là chữ nôm cho nó có mùi dân tộc (haymắm nêm ?).Đến khi cái anh Phú lang sa mũi lõ đến nổ súng đì đùng, ta thì mang súng hỏa maicủa anh Tàu ra mà bắn (vừa cắn, vừa mồi, vừa chạy …), thì ta mới biết “cỏ hoa tantác chim muông” rồi mới bị muộn! Cái anh Tàu “lỗ rốn của thiên hạ” ấy cũng đãtơi tả giáp bào trước tàu đồng súng thép của Anh Pháp lúc ấy.Mới hay, ta tài còn lắm kẻ tài hơn ta! Thế là “ông đồ ông cống cũng nằm co“.Muốn tiếc thương những ngày huy hoàng cũ thì cứ việc “nằm trong căn gác đìuhiu” rồi nghe “tiếng hát xanh xao cả một buổi chiều“, đâu có ai bắt học làm thàythông thày phán để “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”? Thế rồi, ta cũng dần dầnphải theo để ú ớ “Ma vi xè la mẹc” (Ma vie c’est la merle), gọi con heo nái là “côsông” (cochon) và con heo đực là “cu son“? (xin đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”của Nguyễn Vỹ để thấy thêm nhiều cái hỉ nộ ái ố!)Đến nay thì vật lại đổi sao lại dời nhiều lần nữa. Cái tiếng Anh đã gần trở thànhmột thứ tiếng quốc tế mà ngay cả anh Pháp, vốn rất tự hào và tự hợm, cũng phảicay cú chịu đựng! Muốn hoà nhập với thế giới, muốn múa may với thiên hạ, muốnhọc hỏi cái hay (và cả cái dở nữa!) của thế giới thì phải cắp sách đi học tiếng Anhthôi.Vậy học tiếng Anh như thế nào cho tốt?Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cựcchẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi khôngthể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia:Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN! Tôi tự học. Lý dochính: cơm ăn còn chưa có, tiền đâu đi học thêm? Vẽ chuyện!Cho phép tôi được dông dài tí chút về cái học tiếng Tây (nghĩa là không phải davàng mũi tẹt) của mình nhé. (ai bảo mời ông lẩm cẩm viết bài?)Khi còn bé, dù Mỹ đang đầy phố phường Saigòn, bố tôi muốn tôi học tiếng Pháp.Ông cụ là dân trường Bưởi, học tiếng Tây, và không khoái mấy anh GIs nghêngngang ngoài phố lắm. Cụ bảo cái tiếng Anh nó nghẹo ngọ lắm, nói nghe như anhngọng, không bay bổng và dìu dặt như tiếng Pháp! Chắc tại mấy ông Tây thời xưatuyên truyền về kẻ thù truyền kiếp của mình như vậy, ông cụ bị nhiễm! Vậy là tôiphải học “Mẹc xì bố cu” suốt thời trung học.Lên đại học, sau 75, tôi không được chọn lựa nhu các bạn bây giờ ma ` phải họcmôn bắt buộc là tiếng Nga. Ôi, sao lại có cái tiếng khó thế! Tiếng Pháp thì bạn chỉchia (conjugate) động từ thôi, tiếng Nga thì bạn chia mọi thứ danh từ, tính từ,…Tuốt tuồn tuột! Động từ thì bạn vứt ở đâu cũng được, đọc hết câu mới biết nói cáichi!Thế là tiêu bốn năm dùi mài cái ngôn ngữ quỷ quái của Tolstoi và Tsekhov…Cóđiều nhờ đó đọc được nhiều sách toán của Nga rất rẻ (đúng là anh em vô sản cókhác!). Thế là cứ “Khờ ra sô” với “Khờ ra xí” đến 4 năm, ra trường được 9 điểmtiếng Nga, hãnh diện vô cùng.Tôi đến với tiếng Anh là bởi các thày ở Tổng hợp Saigòn cứ đưa sách báo về Toánbằng tiếng Anh cho đọc. Tiếng Anh và tiếng Pháp có họ hàng khá gần nên đọctiếng Anh cũng không đến nỗi khó, vừa đọc vừa đoán! Ra trường, tôi làm thảochương (programming) tại một công ty liên doanh với nước ngoài (tôi không đượcdạy ở Đại học, dù đã khẩn thiết xin, một phần vì lý lịch và phàn lớn chắc tại mìnhdốt dát chưa đủ “hồng và chuyên”).Cũng may, cái môi trường tin học lại ép tôi phải tiếp xúc với cái tiếng Anh ngọngnghịu đó nhi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: