Danh mục

Kinh nghiệm; Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.15 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, ở bậc tiểu học, văn kể chuyện được dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì kể chuyện khá gần gũi với trẻ em vì các em đã được nghe kể chuyện từ mọi người thân sống quanh mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm; Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Chương I - Đặt vấn đề : Lí do chọn đề tài a/ Cơ sở lí luận Hiện nay, ở bậc tiểu học, văn kể chuyện được dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì kểchuyện khá gần gũi với trẻ em vì các em đã được nghe kể chuyện từ mọi người thân sống quanhmình và nghe cô giáo dạy mẫu giáo kể thông qua các tiết học kể chuyện. Cùng với các thể loạivăn khác, kể chuyện sẽ giúp các em rèn luyện ngôn ngữ nói và viết một cách toàn diện, góp phầnnâng cao năng lực tư duy, phát huy cao nhất khả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Trongchương trình tập đọc được biên soạn từ lớp 2 đến lớp 5, các câu chuyện kể đưa vào sách rất giàuchất nhân văn, có tính giáo dục, tính tư tưởng cao, khả năng truyền cảm xúc mạnh mẽ như: ConSẻ; Người mẹ; Người ăn xin; Người thợ săn và con khỉ....Qua các bài kể mẫu này, các em có điềukiện tốt để thưởng thức , phân tích tác phẩm văn học, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân ,hoàn thiện hơn về tư tưởng , tình cảm . Vì thế , văn kể chuyện đóng góp một phần quan trọngtrong việc hình thành nhân cách cho học sinh, là mục tiêu lớn mà mỗi giáo viên dạy tiểu học phảiđạt được. b/ Cơ sở thực tiễn. Để hướng dẫn học sinh kể chuyện tốt, giáo viên phải luyện cho học sinh theo kiểu bàiđã học. Rèn luyện tập làm văn, đặc biệt là kể chuyện, không phải chỉ ôn lại lí thuyết mà chủ yếu làluyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Vì vậy, giáo viên không chỉ thuyết giảng mà phảigợi mở, tạo điều kiện cho học sinh phát huy trí sáng tạo của mình, làm việc để tự mình học đượccách nghĩ, cách cảm , cách nói, cách viết của nhiều số phận khác nhau trong câu chuyện. Vì thếviệc đầu tư suy nghĩ để đưa ra những kiểu bài tập khác nhau để giúp học sinh rèn luyện kĩ năngviết văn kể chuyện là điều cần thiết, buộc mỗi giáo viên chúng ta phải động não suy nghĩ. Vì thế,qua quá trình giảng dạy bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối 4 của trường trong nhiều năm liền, tôichọn đề tài : Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho học sinh tiểu học đểtrình bày trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này. Chương II- Thực trạng việc dạy và học thể loại văn kể chuyện 2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên Trong chương trình cũ, kiểu bài kể chuyện được xây dựng với những đề bài cụtheervaf những kĩ năng đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó. Trong chương trình mới, kể chuyện lạibắt đầu bằng việc hình thành cho học sinh một số kiến thức chung về văn kể chuyện , sau đó mớiđi vào phần thực hành. Điều này gây cho không ít giáo viên những khó khăn, lúng túng về nhữngkiến thức lí luận của văn kể chuyện, lúng túng về phương pháp truyền đạt, về kinh nghiệm giảngdạy....Bên cạnh đó, trong chương trình còn có những bài khó như : Luyện tập phát triển câuchuyện ở lớp 4, Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn kể chuyện lớp 4, Chuyển thể văn bảnkịch thành chuyện kể ở lớp 5... đã khiến không ít giáo viên lúng túng khi xử lí các mạch kiến thứccần truyền thụ. Tiết dạy thường mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Theo điều tra của bộ phận chuyên môn thì có 80 % GV, không yên tâm và lo sợ khi phảidạy một tiết tập làm văn cho người khác dự giờ hoặc thao giảng. 2.2. Thực trạng việc học tập của học sinh Việc học tập kiểu bài kể chuyện của học sinh nhìn chung có thuận lợi hơn các thể loạivăn khác vì các em đã được làm quen với thể loại này một cách tự nhiên ngay khi còn bé, thôngqua các hoạt động như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên, các câu chuyện mà các em kể lại vẫnthiếu sự sáng tạo, sức hấp dẫn. Các đề bài đưa vào luyện tập trong chương trình chính khoá, do cónhiều sách tham khảo nên các em cứ thế đọc, ghi nhớ và kể lại, thiếu đi phần riêng của mình. Nhưlớp 4/2 tôi phụ trách, nếu phân loại thì một câu chuyện kể có đến hơn 50% HS kể giống nhau vềnội dung, nhân vật thiếu tính cách, thiếu đặc điểm ngoại hình, thiếu ngôn ngữ..v..v. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Có thể liệt kê các nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy và học trên như sau: * Thời gian triển khai nội dung chương trình thay sách chỉ mới vài năm, đặc biệt là khối 4 và 5 nên giáo viên chưa nắm bắt hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt, đặc biệt là ở phân môn tập làm văn kiểu bài kể chuyện . * Từ quan điểm biên soạn sách là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy chủ yếu là coi trọng phần thực hành, qua luyện tập thực hành, học sinh rút ra kiến thức chủ yếu của bài học. Phần bài học không có định nghĩa, không có quy tắc nên GV còn lúng túng khi nâng từ kiến thức cụ thể lên thành kiến thức tổng quát. * Nội dung chương trình tập làm văn ở tiểu học được biên soạn theo kiểu kết hợp giữa văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng để học sinh học tập và thực hành. Cứ vài tiết học về miêu tả hay kể chuyện thì có 1 tiết điền vào đơn từ, viết đơn, tranh luận hay thuyết trình... Việc đan xen giữa hai đơn vị kiến thức có mặt ưu nhưng cũng có mặt hạn chế. Nhiều giáo viên chưa xâu chưỗi được kiến thức cho học sinh, học sinh nhớ cái này , quên cái kia là điều thường thấy trong các bài văn nói và viết. * Mỗi tuần , giáo viên chỉ dạy cho học sinh khoảng 2 tiết về các nội dung nâng cao ở môn Tiếng Việt. Thời gian đó, giáo viên tập trung luyện chính tả , luyện từ và câu, thời gian dành cho luyện tập làm văn rất ít. Do đó chất lượng học tập làm văn không được nâng cao. Chương III- Giải quyết vấn đề 3.1. Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn kể chuyện cho HS tiểu học 3.1. Kể chuyện đã nghe , đã học 3.1.1. Kể chuyện thay lời Trong dạng bài kể chuyện đã nghe, đã học, kể chuyện đã nghe, đã học có nội dung thểhiện một ý nghĩa nào đó là đề bài thường gặp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: