Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong nền kinh tế hiện đại và năm bài học rút ra cho Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 468.19 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong nền kinh tế hiện đại và năm bài học rút ra cho Việt Nam" nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong nền kinh tế hiện đại và năm bài học rút ra cho Việt Nam KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI VÀ NĂM BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Đào Nguyên Thuận* 1 TÓM TẮT: Quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận. Quản lý RRTD là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại bởi RRTD là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của Ngân hàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng và quản lý RRTD tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh, là công cụ tạo ra giá trị cho ngân hàng thương mại. Quản lý RRTD bao gồm bốn nội dung chính: nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro, kiểm soát rủi ro. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại. Abstract: Credit Risk Management (CRM) is the process by which banks conduct the planning, implementation and monitoring steps of all credit operations, maximizing the benefit within acceptable risk. CRM is a leading task of commercial banks because credit risk is the main cause of the bank’s problems, the increase of credit risk and good RRTD management and a good CRM system can creat competitive advantage and be a tool for creating value of banks. CRM consists of four main contents: risk identification; risk measurement; risk management, risk control. The paper examines the experience of CRM in some commercial banks around the world, applying strictly the Basel agreement on CRM, and thus provides lessons for the management of credit risk in Vietnamese commercial banks. Key words: credit risk management, credit risk, commercial banks. 1. GIỚI THIỆU Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận thì lĩnh vực tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi nhất, có thể xảy ra những hậu quả nặng nề: làm tăng chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với việc thất thoát vốn vay, làm xấu tình hình tài chính, tổn hại uy tín của ngân hàng. Chính vì thế, quản lý RRTD là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự vận hành và phát triển của một ngân hàng thương mại. Với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là câu hỏi khiến nhiều nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam phải cân nhắc. Xuất phát từ nhu cầu của các ngân hàng thương mại trong nước, bài viết có đề cập đến kinh nghiệm quản lý RRTD tại ba ngân hàng thuộc ba quốc gia khác nhau, gồm: * Kiểm toán nhà nước, Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84907213333, E-mail address: thuannd.ktnn@gmail.com 1188 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION • Ngân hàng phát triển Hàn Quốc; • Ngân hàng Citibank Mỹ; • Ngân hàng ING Hà Lan. Qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của ba ngân hàng, bài viết sẽ rút ra năm kinh nghiệm mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD của mình. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HÀN QUỐC (KDB) Quy trình quản lý rủi ro tín dụng của KDB gồm có năm phần như sau: (i) Chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Mô hình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng. Chiến lược, giới hạn và hạ tầng quản lý rủi ro: Tối ưu hóa phân bổ vốn rủi ro là chiến lược mà KDB sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được. Tôn chỉ hoạt động của KDB chính là cần xem xét rủi ro trên cả hai mặt – cơ hội và thách thức, cân nhắc những tác động của nó tới các yếu tố định lượng như vốn, mức độ biến động của thu nhập,….và các ảnh hưởng tiềm ẩn tới cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh và danh tiếng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro: Mô hình quản lý rủi ro của KDB được xây dựng dựa trên mục tiêu hoạt động như trên, và chi thành năm giai đoạn, cụ thể như dưới đây: • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, KDB tuân thủ nguyên tắc quản lý theo Hiệp định Basel II bằng cách xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba thành phần gồm PD – xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD - số dư nợ rủi ro. Theo kết quả tính toán PD, LGD và EAD, KDB sẽ phát triển các ứng dụng quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, và ứng dụng đầu tiên là xác định rủi ro tính dụng EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể: ELi = PD x LGD x EAD (Nguồn: Theo Basel II) UL = độ lệch tiêu chuẩn của EL = σ j = LGD × EAD × PD (1 − PD ) Tuy nhiên, việc đo lường, tính toán vốn tối thiểu cần duy trì để bù đắp rủi ro cho các khoản vay không chỉ dừng lại ở những khoản vay đơn lẻ mà còn tính đến rủi ro của cả danh mục tín dụng. • Giai đoạn 2: KDB quản lý rủi ro danh mục đầu tư thông qua lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư qua việc xác định rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục. • Giai đoạn 3: KDB ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong nền kinh tế hiện đại và năm bài học rút ra cho Việt Nam KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI VÀ NĂM BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Đào Nguyên Thuận* 1 TÓM TẮT: Quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận. Quản lý RRTD là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại bởi RRTD là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của Ngân hàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng và quản lý RRTD tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh, là công cụ tạo ra giá trị cho ngân hàng thương mại. Quản lý RRTD bao gồm bốn nội dung chính: nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro, kiểm soát rủi ro. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại. Abstract: Credit Risk Management (CRM) is the process by which banks conduct the planning, implementation and monitoring steps of all credit operations, maximizing the benefit within acceptable risk. CRM is a leading task of commercial banks because credit risk is the main cause of the bank’s problems, the increase of credit risk and good RRTD management and a good CRM system can creat competitive advantage and be a tool for creating value of banks. CRM consists of four main contents: risk identification; risk measurement; risk management, risk control. The paper examines the experience of CRM in some commercial banks around the world, applying strictly the Basel agreement on CRM, and thus provides lessons for the management of credit risk in Vietnamese commercial banks. Key words: credit risk management, credit risk, commercial banks. 1. GIỚI THIỆU Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận thì lĩnh vực tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi nhất, có thể xảy ra những hậu quả nặng nề: làm tăng chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với việc thất thoát vốn vay, làm xấu tình hình tài chính, tổn hại uy tín của ngân hàng. Chính vì thế, quản lý RRTD là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự vận hành và phát triển của một ngân hàng thương mại. Với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là câu hỏi khiến nhiều nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại Việt Nam phải cân nhắc. Xuất phát từ nhu cầu của các ngân hàng thương mại trong nước, bài viết có đề cập đến kinh nghiệm quản lý RRTD tại ba ngân hàng thuộc ba quốc gia khác nhau, gồm: * Kiểm toán nhà nước, Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84907213333, E-mail address: thuannd.ktnn@gmail.com 1188 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION • Ngân hàng phát triển Hàn Quốc; • Ngân hàng Citibank Mỹ; • Ngân hàng ING Hà Lan. Qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của ba ngân hàng, bài viết sẽ rút ra năm kinh nghiệm mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD của mình. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HÀN QUỐC (KDB) Quy trình quản lý rủi ro tín dụng của KDB gồm có năm phần như sau: (i) Chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Mô hình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng. Chiến lược, giới hạn và hạ tầng quản lý rủi ro: Tối ưu hóa phân bổ vốn rủi ro là chiến lược mà KDB sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được. Tôn chỉ hoạt động của KDB chính là cần xem xét rủi ro trên cả hai mặt – cơ hội và thách thức, cân nhắc những tác động của nó tới các yếu tố định lượng như vốn, mức độ biến động của thu nhập,….và các ảnh hưởng tiềm ẩn tới cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh và danh tiếng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro: Mô hình quản lý rủi ro của KDB được xây dựng dựa trên mục tiêu hoạt động như trên, và chi thành năm giai đoạn, cụ thể như dưới đây: • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, KDB tuân thủ nguyên tắc quản lý theo Hiệp định Basel II bằng cách xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba thành phần gồm PD – xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD - số dư nợ rủi ro. Theo kết quả tính toán PD, LGD và EAD, KDB sẽ phát triển các ứng dụng quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, và ứng dụng đầu tiên là xác định rủi ro tính dụng EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể: ELi = PD x LGD x EAD (Nguồn: Theo Basel II) UL = độ lệch tiêu chuẩn của EL = σ j = LGD × EAD × PD (1 − PD ) Tuy nhiên, việc đo lường, tính toán vốn tối thiểu cần duy trì để bù đắp rủi ro cho các khoản vay không chỉ dừng lại ở những khoản vay đơn lẻ mà còn tính đến rủi ro của cả danh mục tín dụng. • Giai đoạn 2: KDB quản lý rủi ro danh mục đầu tư thông qua lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư qua việc xác định rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục. • Giai đoạn 3: KDB ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Business management in the context of globalisation Rủi ro tín dụng Quản lý rủi ro tín dụng Nền kinh tế hiện đại Ngân hàng thương mại Lợi thế cạnh tranh Kiểm soát rủi roGợi ý tài liệu liên quan:
-
102 trang 308 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 254 1 0 -
7 trang 241 3 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 184 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 173 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 159 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 155 0 0 -
78 trang 152 0 0