Danh mục

Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh tại Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 969.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh đã làm gia tăng nhu cầu đối với nhiều ngành dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, như: Dịch vụ giống cây, con chất lượng cao, thân thiện với môi trường;... Bài viết này sẽ phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị cho phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh tại Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh tại Hà Nội KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO NÔNG NGHIỆP XANH TẠI HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thị Mai1 Tóm tắt: Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh đã làm gia tăng nhu cầu đối với nhiều ngành dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, như: dịch vụ giống cây, con chất lượng cao, thân thiện với môi trường; dịch vụ cung cấp phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; dịch vụ nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp xanh và các dịch vụ liên quan đến thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản xanh. Bài viết này sẽ phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị cho phát triển dịch vụ cho nông nghiệp xanh tại Hà Nội. Từ khóa: Dịch vụ, nông nghiệp xanh, Hà Nội. 1. LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, dịch vụ được quan niệm rộng rãi hơn, nó bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, như: vận tải, du lịch, thương mại, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, truyền thông, mà còn lan tỏa đến các lĩnh vực mới như bảo vệ môi trường, văn hóa, giải trí, hành chính, tư vấn pháp luật, môi giới hôn nhân,... Luật Giá số 11/2012/QH13 của Quốc hội giải thích thuật ngữ dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp những năm 1950 đã làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời, cứu được nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới thoát khỏi nạn đói. Nhưng những hệ lụy để lại là môi trường bị ô nhiễm; tài nguyên đất, nước ngày càng cạn kiệt; tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng,... làm giảm hiệu quả, năng suất, chất lượng nông sản, đe dọa an ninh lương thực. Đồng thời, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế – xã hội và sức khỏe con người. Từ đó, xuất hiện yêu cầu phải hạn chế những tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp truyền thống; phát triển nền nông nghiệp bốn khỏe – đất khỏe, cây khỏe, người sản xuất khỏe và môi trường khỏe – đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Liên đoàn quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM – International Federation of Organic Agriculture Movements) cho rằng, việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường – hay nông nghiệp hữu cơ là cần thiết vì đó là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương, chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng, một cuộc sống chất lượng cho tất cả các đối tượng tham gia. Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ đòi hỏi những công nghệ cao để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, mà còn phải đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người nông dân. Nông nghiệp thế giới đang hướng đến tính xanh, bền vững, theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, ít tác động đến môi trường, góp phần làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu. 1 Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. 552 Các nghiên cứu ngoài nước về nông nghiệp xanh cho rằng, các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh phải đảm bảo các tiêu chí của sản xuất nông nghiệp xanh, tức là cần phải hướng đến tôn trọng và bảo vệ hệ sinh thái, trở thành một nhân tố của hệ sinh thái nông nghiệp, và gọi tên là dịch vụ hệ sinh thái. Mục đích của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh là cung ứng đồng bộ những hoạt động, quy trình, công nghệ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của người nông dân vào các vật tư sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng; cải thiện độ màu cho đất, tăng năng suất và đa dạng sinh học; giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải… Do đặc thù của thị trường nông nghiệp mang tính rủi ro cao nên dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh cũng chịu tác động từ thị trường nông nghiệp. Giá cả của các sản phẩm nông nghiệp xanh có sự biến động mạnh, phụ thuộc theo mùa vụ và nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tác động mạnh đến nhu cầu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp xanh, khiến nhu cầu về các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh có sự biến động. Vai trò của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho nông nghiệp xanh nói riêng được thể hiện ở những nội dung sau: – Thứ nhất, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. – Thứ hai, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. – Thứ ba, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ứng dụng công nghệ cao tạo khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. – Thứ tư, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa, đa dạng hóa lao động trong nông nghiệp. – Thứ năm, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự hình thành và phát triển của dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh gắn liền với trình độ phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp càng hiện đại, khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm càng cao thì dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh càng phong phú và đa dạng. Nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp xanh ngày càng cao sẽ dẫn đến yêu cầu phát triể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: