Làm vua như Lê Thái TổCó nhiều yếu tố đã giúp Lê Lợi trở thành vua Lê Thái Tổ. Một trong những yếu tố hàng đầu là hơn ai hết, ngay từ lúc còn "nương thân nơi hoang dã" đợi thiên thời, ông đã hiểu rằng, "một cây làm chẳng nên non". Và ngay sau khi lên ngôi năm Mậu Thân (1428), ông cũng đã nghĩ ngay tới việc chiêu hiền đãi sĩ.Tượng Vua Lê Thái Tổ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (ĐVSKTT), Thái Tổ Cao Hoàng đế (1385 1433) “họ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm vua như Lê Thái Tổ Làm vua như Lê Thái Tổ Có nhiều yếu tố đã giúp Lê Lợi trở thành vua Lê Thái Tổ. Một trong những yếutố hàng đầu là hơn ai hết, ngay từ lúc còn nương thân nơi hoang dã đợi thiênthời, ông đã hiểu rằng, một cây làm chẳng nên non. Và ngay sau khi lên ngôinăm Mậu Thân (1428), ông cũng đã nghĩ ngay tới việc chiêu hiền đãi sĩ. Tượng Vua Lê Thái Tổ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Thái Tổ Cao Hoàng đế (1385 -1433) “họ Lê, tên húy là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấnThanh Hóa. Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh. Đến khi lên ngôi,đã ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức,thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang tr ường học, có thể gọi là có mưukế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Sự nghiệp cứu nước của vua Lê Thái Tổ vô cùngoanh liệt và sự nghiệp dựng nước của ông cũng rất to lớn, mặc dầu ông chỉ ở ngôicó 5 năm, khi còn đang trong tuổi tứ thập. Sự nghiệp hiển hách Không rõ các tác giả của ĐVSKTT có quá lời không nh ưng rõ ràng là ngay từthuở nhỏ, Lê Lợi đã bộc lộ rõ những biểu hiện đế vương: Vua sinh ra, thiên tưtuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trênvai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước tựa hổ, kẻthức giả đều biết vua là bậc phi thường.... Lúc Lê Lợi lớn lên, đất nước đang trong vòng cương tỏa của giặc Minh, nhândân bị bắt làm tôi tớ, luật pháp hình hà khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề....Ngay cả các đại diện tinh hoa của con cháu Lạc Hồng, nếu ngoan ngo ãn chấp nhậnthân phận tôi đòi phương Bắc cũng bị đưa đi xa và chỉ được bày đặt làm nhữngquan nhân hữu danh vô thực ở nơi đất khách quê người. Cũng có kẻ cứ tưởng thếlà vinh thân và cam phận trâu ngựa trong nhung lụa. Cá nhân Lê Lợi nhờ hiểubiết hơn hẳn mọi người, sáng suốt và kiên quyết nên không bị quan tước dụ dỗ,không bị uy thế khuất phục (ĐVSKTT). Bởi vậy, ông vua đệ nhất t ương lai củatriều đại nhà Hậu Lê không hề bị lóa mắt bởi bả vinh hoa nhất thời mà quân xâmlược cố công bày đặt trước mình. Người Minh đã không chỉ một lần mang đủ thứxông xênh đến để dụ dỗ Lê Lợi, nhưng ông vẫn lắc đầu. Ông từng nói: Bậctrượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, lưu tiếng thơm ngàn năm sau,sao lại chịu hèn nhát để cho người sai khiến?. Trong lòng Lê Lợi đã không nguôi cháy bỏng ngọn lửa ái quốc nhằm khôi phụclại chủ quyền đã mất. Theo đúng phong độ h ào trưởng, ngay từ khi còn âm thầmnuôi chí, Lê Lợi đã không chỉ dụng tâm nghiền ngẫm thao lược mà còn cố gắngtìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng hái dấy nghĩabinh, mong trừ loạn lớn. Vua từng bảo mọi người: Ta cất quân đánh giặc, khôngphải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, ngườiđời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược... (ĐVSKTT). Lê Lợi dấy binh dựng cờ nghĩa ở Lam Sơn vào mùa xuân, tháng giêng nămBính Thân (1416), thề diệt giặc Minh giải phóng giang san. Phải mất tới 10 nămgian khó trôi qua thì mới giành lại được non sông khỏi tay quân xâm lược. Bắt đầumột triều đại ghi nhiều dấu ấn tốt đẹp vào lịch sử Việt Nam. Dẫu không phải lúcnào cũng mười phân vẹn mười trong trị quốc, bình thiên hạ, có lúc đã đa nghi,hiếu sát (ĐVSKTT) làm hại tới một số công thần, nhưng vua Lê Thái Tổ đã thựcsự hoàn thành được sứ mệnh đế vương vĩ đại của mình. Thần thiêng nhờ bộ hạ Có nhiều yếu tố đã giúp Lê Lợi trở thành vua Lê Thái Tổ. Một trong những yếutố hàng đầu là hơn ai hết, ngay từ lúc còn nương thân nơi hoang dã đợi thiênthời, ông đã hiểu rằng, một cây làm chẳng nên non. Hội thề Lũng Nhai mùaxuân năm Bính Thân bên cạnh Lê Lợi đã là 18 người bạn thân tín, trong đó cóNguyễn Trãi... Càng chiến đấu, đội quân khởi nghĩa từ đất Lam Sơn càng thu hútđược nhiều tinh binh và anh tướng đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhânđể thay cường bạo (Bình Ngô Đại cáo, văn thần Nguyễn Trãi chắp bút, Bùi Kỷdịch). Lên ngôi năm Mậu Thân (1428), vua Lê Thái Tổ cũng đã nghĩ ngay tới việcchiêu hiền đãi sĩ. Tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429), vua Lê Thái Tổ ban biển ngạchcông thần cho 93 người có công lớn trong kháng chiến. Rồi nhà vua đã ra lệnh chỉrằng những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót, hoặc bị chìm đắm chưa có chứctước gì, hoặc không được ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén, vùi dập, thì đếnngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, nếu xét thực có tài đức thì tâu trìnhđể cất nhắc sử dụng, không cứ là ngụy quân hay sĩ thứ, cốt lấy tài đức là hơn(ĐVSKTT). Nhà vua còn ra thêm lệnh chỉ: Quân nhân các phủ lộ và những ngườiẩn dật ở núi rừng, nếu ai quả thực thông kinh sử, giỏi văn nghệ th ì đến ngày 28 tớisảnh đường trình diện, chờ đến ngày cho vào trường thi hội, người nào đỗ sẽ đượctuyển dùng (ĐVSKTT). Tới tháng 6 năm đó, nhà vua còn sai văn thần Nguyễn Trãi viết Chiếu cầu hiềntài, nội dung có đoạn (bản dịch của ...