Thông tin tài liệu:
Genom ARN Virus ARN thường có genom nhỏ hơn genom của virus ADN * Các phân tử ARN được chia làm hai loại: ARN (+) và ARN (-) ARN (+) có trình tự nucleotid trùng với trình tự nucleotid của mARN, nên có thể dùng thay cho mARN trong quá trình dịch mã. ARN (-) có trình tự bổ sung với mARN * Cơ chế tổng hợp mARN là đặc điểm quan trọng để phân biệt các virus ARN * Hầu hết các phân tử mARN ở eukaryota là đơn gen (monocistronic), chỉ mã hóa cho một protein, trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Virus – Phần 3 Lịch sử Virus – Phần 3 Genom ARN Virus ARN thường có genom nhỏ hơn genom của virus ADN * Các phân tử ARN được chia làm hai loại: ARN (+) và ARN (-) ARN (+) có trình tự nucleotid trùng với trình tự nucleotid của mARN,nên có thể dùng thay cho mARN trong quá trình dịch mã. ARN (-) có trình tự bổ sung với mARN * Cơ chế tổng hợp mARN là đặc điểm quan trọng để phân biệt cácvirus ARN * Hầu hết các phân tử mARN ở eukaryota là đơn gen (monocistronic),chỉ mã hóa cho một protein, trong khi tất cả các virus ARN đã biết đều là đagen (Polycistronic), mã hóa cho nhiều protein * Genom ARN không dùng làm khuôn để trực tiếp tổng hợp ARN củavirion mà phải qua mạch trung gian * Đa số ARN (+) đều có mũ ở đầu 5 để bảo vệ khỏi tác động củaphosphataza và nucleaza. ở virus picorna mũ được thay thế bởi protein VPg(protein gắn với genom). * Đầu 3 của đa số genom ARN (+) được gắn đuôi poly (A) giống nhưmARN của eukaryota * Virus ARN (-) thường có genom lớn hơn virus ARN (+) Một số virus ARN có genom phân đoạn. Ví dụ virus cúm có 8 đoạnARN (-), virus reo có 10 12 đoạn ARN kép. Các đoạn này không giống nhauvà mã hóa cho các protein khác nhau, trong khi 2 phân tử ARN (+) ở virusretro thì giống hệt nhau. 3. Phân loại virus: Virus học đã có lịch sử trên 100 năm, tuy nhiên các nguyên tắc phânloại virus thì vẫn còn rất mới mẻ. Vào những năm đầu của thế kỷ trước cácvirus đầu tiên được phân loại chỉ bằng một cách đơn giản là cho chúng điqua màng lọc vi khuẩn. Nhưng khi số lượng virus tăng lên thì lúc đó phảiphân biệt chúng dựa vào kích thước, vào vật chủ và vào các triệu trứng bệnhdo chúng gây ra. Ví dụ tất cả các virus động vật có khả năng gây viêm ganđều xếp thành một nhóm gọi là virus viêm gan hay tất cả các virus thực vậtcó khả năng gây đốm trên lá cây đều xếp vào một nhóm gọi là virus đốm. Vềsau, vào những năm 30, nhờ sự bùng nổ về kỹ thuật, đã giúp người ta mô tảđược các đặc điểm vật lý của nhiều loại virus, cung cấp nhiều đặc điểm mớiđể có thể phân biệt được các virus khác nhau. Các kỹ thuật này bao gồmphương pháp phân lập, tinh sạch virus, xác định đặc điểm hoá sinh của cácvirion, các phương pháp huyết thanh học và đặc biệt là sự ra đời của kínhhiển vi điện tử đã giúp mô tả được hình thái của nhiều loại virus khác nhau.Đến những năm 50 dựa trên các đặc điểm này người ta đã phân biệt được banhóm virus quan trọng ở động vật là Myxovirus, Herpesvirus và Poxvirus. Vào những năm 60, các kiến thức và dữ liệu về virus đã rất phongphú, đòi hỏi phải cho ra đời một tổ chức của các nhà virus học để thống nhấtvề hệ thống phân loại với các qui tắc chặt chẽ và cách đặt tên... Đó là Uỷ banquốc tế về phân loại virus, gọi tắt là ICTV (International Committee onNomenclature of Viruses), được thành lập năm 1966. Chức năng của ICTVlà thảo luận để đi đến thống nhất về các qui tắc phân loại, cách đặt tên, xâydựng thư mục và cung cấp thông tin cho các nhà virus học trên khắp thếgiới. Các thông tin của ICTV có thể truy cập theo website. ICTV đưa ra các tên chuẩn phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái,bao gồm kích thước, hình dạng, kiểu đối xứng của capsid, có hay không vỏngoài; các đặc điểm vật lý bao gồm cấu trúc genom, sự mẫn cảm đối với cáctác nhân lý, hoá; các đặc điểm của lipid, cacbohidrat, các protein cấu trúc vàkhông cấu trúc; đặc trưng kháng nguyên và các đặc điểm sinh học khác nhưphương thức nhân lên, loại vật chủ, phương thức lây truyền và khả năng gâybệnh. Tuy nhiên người ta ước đoán rằng muốn xác định chính xác một loạivirus mới cần phải có tới khoảng 500 đặc điểm. ICTV đang tạo dựng cơ sởdữ liệu (database) cho phép liệt kê các loại virus đến mức độ chủng. Uỷ ban cũng đã thống nhất đưa ra các khái niệm về các thứ bậc trongphân loại, bao gồm: Bộ virus (order). Bộ là đại diện cho các nhóm ghép của các họ, có các đặc điểm chungkhác biệt với các bộ và họ khác. Các bộ được ký hiệu bởi những vĩ tố(suffixe) -virales. Có một bộ đã được ICTV chấp thuận là Mononegaviralesbao gồm các họ Paramyxoviridae, Rhabdoviridae và Filoviridae. Đó là cácvirus ARN đơn, âm, không phân đoạn và có vỏ ngoài. Họ virus (family). Họ là đại diện cho các nhóm ghép của các chi, có các đặc điểm chungkhác với các thành viên của các họ khác. Họ có vĩ tố -viridae, đóng vai tròtrung tâm và thường có tiếp đầu ngữ mang đặc điểm đặc trưng. Ví dụPicornaviridae là từ ghép pico/rna/viridae (pico tiếng Ý là nhỏ) gồm cácvirus có kích thước nhỏ; Flavoviridae - tiến Latinh flavo là vàng (vì trong đócó virus gây bệnh sốt vàng) ở một số họ (ví dụ Herpesviridae) có sự khácnhau giữa các thành viên trong họ, dẫn đến sự hình thành các họ phụ, đượcký hiệu với vĩ tố -virinae. Như vậy họ Herpesviridae còn được phân tiếp họ ...