Danh mục

Luận văn: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 660.61 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một nước nông nghiệp nên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, việc phát triển công nghiệp chế biến nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nói riêng có vai trò rất quan trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay LUẬN VĂN:Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Là một nước nông nghiệp nên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nướcta, việc phát triển công nghiệp chế biến nói chung, công nghiệp chế biến nông sản nóiriêng có vai trò rất quan trọng. ý thức được điều đó, khi xác định nội dung, nhiệm vụ củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: Đặc biệt coi trọngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm,ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản [15, 86]. Hội nghịBCHTW Đảng lần thứ 4 (khóa VIII) lại nhấn mạnh: Ưu tiên phát triển công nghiệp chếbiến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu vàcác mặt hàng tiêu dùng... [12, 55]. Tiền Giang là một trong 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng kháphong phú về nông nghiệp. Ngoài cây lúa với sản lượng thóc hàng năm tương đối lớn -năm 1999 đạt hơn 1,3 triệu tấn - Tiền Giang còn có nhiều loại cây khác là nguồn nguyênliệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh như: khóm (dứa), mía,dừa, cây ăn quả các loại. Riêng cây ăn quả với diện tích hơn 40.000 ha - diện tích vườncây ăn quả lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long - chuyên canh, thâm canh các loại câyđặc sản: cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, xoài... hàng năm cho sản lượng khá lớn, từ300.000 tấn đến 350.000 tấn. Xuất phát từ nét đặc thù của tỉnh, Đại hội Tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ VI (1996 - 2000)đã đề ra chiến lược phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt tập trung phát triển công nghiệp chế biến từ thế mạnhnguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp của Tiền Giang. Thực hiện chiến lược đó, trongnhững năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh đã có những bước phát triểnnhất định, đóng góp đáng kể vào giá trị GDP hàng năm, chiếm tỷ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, so với tiềm năng của sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển côngnghiệp chế biến nông sản của tỉnh trong những năm qua còn chậm, chưa tương xứng, tạora sự mất cân đối lớn giữa khâu sản xuất nông sản nguyên liệu với khâu chế biến nguồnnguyên liệu đó. Vì thế, vấn đề Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh TiềnGiang hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Tôi chọn đề tài nàylàm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản là một trong nhữngvấn đề kinh tế được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Có thể kể một số công trình, bàiviết liên quan đến đề tài này sau đây: - Phát triển công nghiệp chế biến, một biện pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấukinh tế của TS Nguyễn Trung Quế - Võ Minh (năm 1995). - Sản xuất - thị trường - lưu thông hàng hóa và những biện pháp phát triển thịtrường nông sản hàng hóa của TS Nguyễn Tiến Mạnh (1996). - Công nghiệp chế biến nông thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long của NguyễnThị Lệ Hoa - Lê Hùng (1996). - Quan tâm đến công nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm củaGS, PTS Nguyễn Kim Vũ (1997). - Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Tây Ninh trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của Hồ Cương Quyết (1997). - Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long củaĐặng Phong Vũ (1997). - Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam của GS,TS Ngô Đình Giao chủbiên (1998). - Nhu cầu về nông sản phẩm với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vànông thôn hiện nay ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Thảo (1998). - Phát triển công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh của Bùi ThịQuỳnh Hương (1998). - Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở Phú Thọ trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Đình Vượng (1999). - Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu ở nước ta của TS NguyễnĐình Long (1999). - Đầu ra cho sản phẩm - Những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực nông nghiệp vànông thôn hiện nay ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Thảo (1999). - Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm của Đồng bằngsông Cửu Long của Đặng Phong Vũ (1999). Trong đề tài này, tôi đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặtra đối với việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang trong nhữngnăm tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vai trò và sự cần thiết phải phát triểncông nghiệp chế biến nông sản, đánh giá đúng đắn những thành tựu, tồn tại của côngnghiệp chế biến nông sản ở Tiền Giang trong thời gian qua, cùng những vấn đề đặt racần giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đưa ra và phân tích có căn c ứ khoahọc các phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnhtrong thời gian tới. Thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và những nhân tố ảnhhưởng đến sự phát triển của nó ở tỉnh Tiền Giang. - Đánh giá những thành tựu, yếu kém của việc phát triển công nghiệp chế biếnnông sản của tỉnh từ 1991 đến nay. - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận văn đưa ra phương hướng và các giảipháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang trong thờigian tới (đến năm 2010). 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đề tài lấy vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: