Danh mục

Luận văn quản lý nghề cá: Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc cm vào thức ăn cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus)

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn quản lý nghề cá: Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc cm vào thức ăn cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn quản lý nghề cá: Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc cm vào thức ăn cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ VĂN TRẮC KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNGCHẤT CHỐNG MỐC CM VÀO THỨC ĂN CÁ TRA (Pangasianodon Hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis Niloticus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ VĂN TRẮC KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNGCHẤT CHỐNG MỐC CM VÀO THỨC ĂN CÁ TRA (Pangasianodon Hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis Niloticus) CÁN BỘ HƯỚNG DẨN: T.s TRẦN THỊ THANH HIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản, cùngquý thầy cô đã có công dìu dắt, dạy bảo trong suốt quá trình học tập ở giảng đườngvà tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn tất đề tài. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền đãhướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trongsuốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Trần Minh Phú, anh Nguyễn HoàngĐức Trung, chị Trần Lê Cẩm Tú đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ và truyềnđạt những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên bổ ích trong quá trình thực hiệnluận văn tốt nghiệp. Gởi lời cảm ơn các anh chị đi trước, các bạn khoá 31, các bạn cùng bộ mônđã khích lệ, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt khoá họccũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin cho tác giả bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia đình vàngười thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tácgiả hoàn thành bài luận văn này. Chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khibổ sung CM vào thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cá rô phi(Oreochromis niloticus). Thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng không có CM và2 nghiệm thức còn lại được bổ sung lần lượt là 0,05% CM và 0,15% CM. Khốilượng trung bình của cá tra là 30,15 g/con được bố trí trong hệ thống bể 9 bể (1000lít/bể) có nước chảy tràn và sục khí liên tục, nuôi với mật độ 30 con/bể. Sau 60ngày thí nghiệm kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá tra ở nghiệm thức có bổ sung0,15% CM là 100% cao hơn so với nghiệm thức bổ sung 0,05% CM (96,67%) vàthấp nhất là nghiệm thức đối chứng (91,11%). Kết quả tăng trưởng cao nhất ởnghiệm thức có bổ sung 0,15% CM (0,98g/con/ngày) và khác biệt không có ýnghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 0,05% CM (0,88 g/con/ngày). Hệ sốFCR ở nghiệm thức 0% CM, 0,05% CM và 0,15% CM lần lượt là 1,76, 1,77 và1,72. Thành phần hóa học của cá tra có sự khác nhau giữa các nghiệm thức có tỷ lệbổ sung CM khác nhau. Trong đó nghiệm thức 0,15% CM có hàm lượng đạm(48,64%) cao nhất và hàm lượng chất béo tương ứng là 37,07%, nghiệm thức0,05% CM có hàm lượng đạm thấp nhất (47,05%), và hàm lượng chất béo cũngthấp nhất (36,13%). Đối với cá rô phi: khối lượng trung bình của cá rô phi thí nghiệm là 6,97g/con được bố trí trong hệ thống bể 9 bể (500 lít/bể) có nước chảy tràn và sục khívới mật độ 50 con/bể. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt từ83,33-88,67%. Qua kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá rô phi ở nghiệm thức có bổsung 0,05% CM và 0,15% CM là 88,67% cao hơn so với nghiệm thức đối chứng là83,33%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá rô phi ở nghiệm thức 0% CM thì lớnnhất (0,33 g/ngày), 2 nghiệm thức còn lại thì có tốc độ tăng trưởng (0,28 g/ngày).Hệ số FCR ở nghiệm thức 0% CM thì thấp nhất (1,83), nhưng ở nghiệm thức0,05% CM là (1,95) còn ở nghiệm thức 0,15% CM là (1,93). Thành phần hóa họccủa cá rô phi thì ít khác nhau giữa các nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức 0% CMcó hàm lượng đạm thấp nhất (55,00%), nhưng hàm lượng chất béo thì cao nhất(23,28%), nghiệm thức 0,05% CM có hàm lượng đạm cao nhất (55,67%), hàmlượng chất béo lại thấp nhất (21,54%). ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Luận văn đã được báo cáo ngày 20/05/2009 và được chỉnh sửa đúng theo ýcủa hội đồng Cán bộ hướng dẫn Trần Thị Thanh Hiền iii MỤC LỤC TrangLỜI CẢM TẠ ---------------------------------------------------------------------------------iTÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------------------ iiNHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ------------------------------------------- iiiMỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------- ivDANH SÁCH BẢNG ---------------------------------------------------------------------- viDANH SÁCH HÌNH ---------------------------------------------------------------------- viiPHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ -------------------------------------------------------------------- 1 1.1 Giới thiệu ------------------------------------------------------------------------------ 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------- 2 1.3 Nội dung của đề tài ------------------------------------------------------------------- 2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài ----------------------------------------------------------- 2PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU -------------------------- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: