Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường Mỹ

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn này chính là tìm hiểu, phân tích vị thế cạnh tranh hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh so với khu vực và thế giới và những nguyên nhân chủ yếu quyết định đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của từng doanh nghiệp để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho từng doanh nghiệp và những kiến nghị để phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường Mỹ - một thị trường tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở thành phố Hồ Chí Minh sang thị trường Mỹ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐỖ KIM VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005 -1- MỞ ĐẦU Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Cạnh tranh trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế thị trường là một yếu tốquyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và của mỗi quốcgia. Ngày nay những lợi thế riêng của một quốc gia không chỉ là những lợi thếtruyền thống về đất đai, nhân lực, nguồn lực v.v.. nữa mà phần lớn đó chính làchiến lược phát triển, cạnh tranh của quốc gia và của từng doanh nghiệp. Ngànhchế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và củaViệt Nam nói chung thật sự chỉ mới khởi sắc và trở thành một trong nhữngngành xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam trong những năm gần đây. Mặt kháctrong xu thế hội nhập kinh tế của Việt Nam ra thị trường thế giới, thị trường Mỹlà một thị trường rất lớn, đầy tiềm năng và cũng là thị trường tiêu thụ rất khótính đối với tất cả các nước và việc chiếm thị phần trên thị trường này chỉ đượcquyết định bởi khả năng và năng lực cạnh tranh của từng quốc gia, từng doanhnghiệp. Vấn đề cạnh tranh và tìm cách nâng cao lợi thế cạnh tranh của mìnhchính là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia và của từng doanhnghiệp. Chúng ta nên nhớ rằng “người chiến thắng hôm qua chưa chắc giànhthắng lợi vào ngày mai”, do đó việc vận dụng các giải pháp, không ngừng nângcao năng lực cạnh tranh của quốc gia và của doanh nghiệp ngày hôm nay chínhlà yếu tố quyết định đến chiến thắng ngày mai. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn này chính là tìm hiểu, phân tích vị thế cạnh tranhhiện tại của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh so với khu vực và thế giới và những nguyên nhân chủ yếu quyếtđịnh đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia và của từng doanh nghiệp để từ đó tìmra những giải pháp hữu hiệu cho từng doanh nghiệp và những kiến nghị để pháttriển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của thành phố Hồ Chí Minh sang thị -2-trường Mỹ - một thị trường tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốnmở rộng thị trường của mình. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, dựa vào quansát, phân tích và nhận định (thông qua các cơ quan chức năng, các chuyên gia,các kết quả nghiên cứu đã công bố) về vai trò và vị thế cạnh tranh của các doanhnghiệp, thông qua khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗtrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận để tìm hiểu thêmnguyên nhân, những khó khăn và dựa vào những kinh nghiệm thức tế mà ngườiviết có được trong nhiều năm liền hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ đểtừ đó tổng hợp ra, rút ra kết luận và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, khảthi nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường Mỹ. Phạm vi nghiên cứu được gói gọn trong những doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu các sản phẩm gỗ vừa và nhỏ ra thị trường thế giới (có thể bao gồmhoặc không bao gồm thị trường Mỹ) và nằm trong khu vực thành phố Hồ ChíMinh. Bố cục: Bài luận văn được chia ra làm 3 chương, nội dung từng chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, tình hình xuất khẩu hàng gỗ sang thị trường Mỹ Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpxuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ. -3- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH1.1.1. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là lợi thế so với các đối thủ khác có được bằng cáchcung cấp cho người tiêu dùng những giá trị lớn hơn bằng hoặc là cung cấp vớigiá thấp hơn hoặc cung cấp giá trị dịch vụ lớn hơn phù hợp với giá cao hơn. Cần nên hiểu rằng cạnh tranh không phải loại trừ đối thủ cạnh tranh để từđó không dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, dùng những thủ đoạn xảoquyệt nhằm tạo cho mình một vị thế độc tôn tranh trên thị trường, để kháchhàng không có thể có sự lựa chọn nào khác. Cạnh tranh là một tiến trình đổi mới không ngừng, nếu doanh nghiệp nàobằng lòng với vị thế cạnh tranh hiện tại của mình thì chắc chắn sẽ rơi vào tụthậu. Do đó doanh nghiệp luôn luôn phải gia tăng không ngừng vị thế cạnh tranhcủa mình, luôn luôn có sự biến đổi và đổi mới, ngày càng tạo ra những giá giatăng thêm cho khách hàng.1.1.2. Các quan điểm về lợi thế và chiến lược cạnh tranh1.1.2.1. Quan điểm của Adam Smith Theo quan điểm của Adam Smith, nguồn gốc của quá trình thương mạigiữa hai hay nhiều quốc gia là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vềmột ngành nào đó so với quốc gia khác. Lợi thế cạnh tranh có được tính bằngthời gian hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nào đó ngắn hơn sovới các quốc gia khác.1.1.2.2. Quan điểm của David Recardo Theo học thuyết của David Recardo, các quốc gia không có lợi thế cạnhtranh tuyệt đối vẫn có thể có lợi thế cạnh tranh tương đối, và việc mua bán traođổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này. -4- Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ tiêu hao nguồn lực đểsản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B của một quốc gia (quốc gia 1) thấphơn quốc gia khác (quốc gia 2) và ngược lại quốc gia 2 sẽ có tỷ lệ tiêu haonguồn lực giữa sản phẩm B so với sản phẩm A là thấp hơn quốc gia 1 mặc dù cóthể quốc gia 1 có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cả hai sản phẩm A và B so vớiquốc gia 2. Do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: