Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 115,000 VND Tải xuống file đầy đủ (115 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam nghiên cứu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, đồng thời cũng mong muốn có cái nhìn đầy đủ hơn đối với tác phẩm thơ ca.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Liên kết liên tưởng trong thơ Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- THÁI THỊ LAN ANH LIÊN KẾT LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAMChuyên ngành: Ngôn ngữ học LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ, và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè vàanh chị em đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS Trần Hoàng,người thầy kính mến đã tận tâm hướng dẫn khoa học, hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và luônđộng viên tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền dạykiến thức cho tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo điềukiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Cảm ơn Ban Giám hiệu và tổ Ngữ Văn trường THPT Trường Chinh, Quận 12,TPHCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện luận văn. TPHCM, tháng 11 năm 2010 Thái Thị Lan Anh MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một loại chất liệu đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sáng tạo văn chương,đặc biệt là thơ ca, bởi các tác phẩm văn chương, trước hết, là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Thơca Việt Nam được xem là bức tranh vô cùng phong phú và đa dạng, phản ánh trung thực đất nước,con người Việt Nam qua bao thời đại. Lời thơ cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của cáctác giả. Các tác giả đã sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,… của mình. Vàthông qua những hình tượng thẩm mĩ, thơ ca đã thể hiện phong phú và linh hoạt những suy tư, diễnbiến tình cảm và nhận thức của con người. Văn chương là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Chúng tatìm hiểu một tác phẩm văn chương không chỉ ở phương diện viết về cái gì mà còn ở phương diệnviết như thế nào. Sức sống của những tác phẩm văn chương không thể thiếu những đóng góp ởphương diện viết như thế nào ấy. Do vậy, việc áp dụng những tri thức ngôn ngữ học nói chung và trithức ngôn ngữ học văn bản nói riêng để tìm hiểu văn bản thơ ca là điều rất cần thiết. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học văn bản cũng là mộthướng nghiên cứu khá mới mẻ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu thơ ca theo hướng này.Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu vấn đề liên kết liên tưởng trong thơ ViệtNam. Đây cũng là một trong những cách để đóng góp cho khoa học chuyên ngành.2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca Việt Nam. Tuynhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thơ ca Việt Nam là dưới góc độ văn học, còn dưới góc độngôn ngữ học thì còn khá ít. Tìm hiểu thơ ca dưới góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi thấy có một số bài viết và công trìnhnghiên cứu tiêu biểu như sau: Năm 1985, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã giới thiệu với bạn đọc công trình “Tìm hiểuphong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc [43]. Công trình gồm có mười chươngbàn về các vấn đề như tư tưởng, phương pháp tự sự của Truyện Kiều, Truyện Kiều, tiểu thuyết phântích tâm lí, một vài vấn đề nhận thức luận chung quanh Truyện Kiều, cách bố cục Truyện Kiều theoyêu cầu của kịch. Trong công trình này, đặc biệt phải kể đến các chương sau cùng: Chương 7 – Câuthơ Truyện Kiều; Chương 8 – Ngôn ngữ Truyện Kiều; Chương 9 – Ngữ pháp Truyện Kiều; Chương10 – Phong cách học và phân tích văn học. Mặc dù công trình này chủ yếu bàn về mặt phong cáchcủa Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không đề cập nhiều đến liên kết liên tưởng, nhưng có một sốnhận định rất đáng lưu ý. Chẳng hạn, Phan Ngọc đã khẳng định “…Trong phong cách có nội dung,nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách này. Nó có hìnhthức, nhưng hình thức là để thích hợp với một loại nội dung nhất định, chứ không thích hợp với mộtnội dung khác. Nói khác đi, khi nó nói đến nội dung thì nó nói luôn cả hình thức hóa nội dung, vàngược lại khi nói đến hình thức thì nó nói luôn hình thức này có tác dụng gì trong việc thể hiện nộidung đã chọn”. Như vậy, theo ông, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học dù dưới bất kì góc độ nào,đều phải chú trọng cả hai mặt nội dung và hình thức. Nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: