Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Đồng chí
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 863.08 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của "Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10: Đồng chí" này gồm vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính thời chống Pháp và tình đồng chí thắm thiết, thiêng liêng. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, chất thơ và chất thép trong bài thơ. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Đồng chíTài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chí“ĐỒNG CHÍ”- Chính HữuI. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC1. Vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính thời chống Pháp và tình đồng chí thắm thiết, thiêngliêng.2. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, chất thơ và chất thép trong bài thơ.3. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.II. VỀ NHÀ THƠ CHÍNH HỮU1. Con người, cuộc đờiNhà thơ Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cụcTuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhàvăn Việt Nam. Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyệnLộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng Tám, Chính Hữu học tú tài (triết học) ở Hà Nội. Năm1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chốngPháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông là chính trị viên đạiđội.2. Sự nghiệp sáng táca. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ôngkhông nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm2000).b. Tác phẩm chính:“Đầu súng trăng treo” (tập thơ, NXB Văn học, 1966)“Thơ Chính Hữu” (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)“Tuyển tập Chính Hữu” (NXB Văn học, 1998)III. HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúcsâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bàithơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đờithường.Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò ViệtTổng đài tư vấn : 0902 11 00 33- Trang | 1 -Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chí2. Giá trị tư tưởng – nghệ thuật nổi bậta. Cơ sở hình thành tình đồng chí- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính :Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh ra đi từ vùng nước mặn đồng chua, tôi từ miền đất cày lên sỏi đá. Hai miền đất xanhau, đôi người xa lạ nhưng cùng giống nhau ở cái nghèo. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàncảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhautrong hàng ngũ chiến đấu:Súng bên súng, đầu sát bên đầuHọ vốn chẳng hẹn quen nhau nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau tronghang ngũ quân đội cách mạng. Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lý tưởng,suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chunglý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.”Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên : đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải chung chăn. Nhưngchính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảmcủa những người đồng đội để trở thành đôi tri kỷ.Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng : Đồng chí ! câu thơ ngắn,cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳngđịnh. Hai tiếng đồng chí nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những ngườiđồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.b. Những biểu hiện cảm động của tình đồng đội- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắnbó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình :“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,Gian nhà không, mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, giannhà, giếng nước gốc đa,... Từ mặc kệcho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trongHocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò ViệtTổng đài tư vấn : 0902 11 00 33- Trang | 2 -Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chílòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lunglay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhRét run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháphiện lên rất cụ thể, chân thực : áo rách, quần vá, chân không giày, ...Sự từng trải của đời lính đã choChính hữu biếtđược sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướtcả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy, cũng không thể nào biếtđược cái cảm giác của miệng cười buốt giá : trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khókhăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấmvà niềm vui của tình đồng đội thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đãchiến thắng cái lạnh ở chân không giày và thời tiết buốt giá. Trong đoạn thơ , anh và tôi luôn đivới nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấutrúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.(Liên hệ mở rộng : Tình đồng đội trong bài Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.)3. Kết tinh cao đẹp nhất c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Đồng chíTài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chí“ĐỒNG CHÍ”- Chính HữuI. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC1. Vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính thời chống Pháp và tình đồng chí thắm thiết, thiêngliêng.2. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, chất thơ và chất thép trong bài thơ.3. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.II. VỀ NHÀ THƠ CHÍNH HỮU1. Con người, cuộc đờiNhà thơ Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cụcTuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhàvăn Việt Nam. Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyệnLộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng Tám, Chính Hữu học tú tài (triết học) ở Hà Nội. Năm1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chốngPháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông là chính trị viên đạiđội.2. Sự nghiệp sáng táca. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ôngkhông nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm2000).b. Tác phẩm chính:“Đầu súng trăng treo” (tập thơ, NXB Văn học, 1966)“Thơ Chính Hữu” (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)“Tuyển tập Chính Hữu” (NXB Văn học, 1998)III. HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúcsâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bàithơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đờithường.Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò ViệtTổng đài tư vấn : 0902 11 00 33- Trang | 1 -Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chí2. Giá trị tư tưởng – nghệ thuật nổi bậta. Cơ sở hình thành tình đồng chí- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính :Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh ra đi từ vùng nước mặn đồng chua, tôi từ miền đất cày lên sỏi đá. Hai miền đất xanhau, đôi người xa lạ nhưng cùng giống nhau ở cái nghèo. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàncảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhautrong hàng ngũ chiến đấu:Súng bên súng, đầu sát bên đầuHọ vốn chẳng hẹn quen nhau nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau tronghang ngũ quân đội cách mạng. Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lý tưởng,suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chunglý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.”Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên : đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải chung chăn. Nhưngchính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảmcủa những người đồng đội để trở thành đôi tri kỷ.Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng : Đồng chí ! câu thơ ngắn,cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳngđịnh. Hai tiếng đồng chí nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những ngườiđồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.b. Những biểu hiện cảm động của tình đồng đội- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắnbó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình :“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,Gian nhà không, mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, giannhà, giếng nước gốc đa,... Từ mặc kệcho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trongHocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò ViệtTổng đài tư vấn : 0902 11 00 33- Trang | 2 -Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu CườngĐồng chílòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lunglay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhRét run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháphiện lên rất cụ thể, chân thực : áo rách, quần vá, chân không giày, ...Sự từng trải của đời lính đã choChính hữu biếtđược sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướtcả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy, cũng không thể nào biếtđược cái cảm giác của miệng cười buốt giá : trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khókhăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấmvà niềm vui của tình đồng đội thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đãchiến thắng cái lạnh ở chân không giày và thời tiết buốt giá. Trong đoạn thơ , anh và tôi luôn đivới nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấutrúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.(Liên hệ mở rộng : Tình đồng đội trong bài Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.)3. Kết tinh cao đẹp nhất c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Bài thơ Đồng chí Luyện thi Ngữ văn Tác giả Chính Hữu Phân tích bài thơ Cảm nhận về người lính trong bài thơGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ôn thi THPT môn Ngữ văn: Phần 2
205 trang 39 0 0 -
Ôn thi THPT môn Ngữ văn: Phần 1
241 trang 29 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm học 2016-2017 môn Ngữ Văn
3 trang 28 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 trang 19 0 0 -
Phần 3: Chương 3: Tác phẩm tự sự - Lý luận văn học
11 trang 18 0 0 -
Phần 3: Chương 2: Tác phẩm trữ tình - Lý luận văn học
14 trang 18 0 0 -
Phần 2: Chương 4: Kết cấu của tác phẩm văn học - Lý luận văn học
6 trang 17 0 0 -
Luyện kỹ năng Văn học 12 với 100% trọng tâm ôn kiến thức: Phần 2
138 trang 15 0 0 -
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
4 trang 15 0 0 -
Luyện kỹ năng Văn học 12 với 100% trọng tâm ôn kiến thức: Phần 1
148 trang 14 0 0