LÝ THUYẾT MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÝ THUYẾT MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) được thực hiện từ năm2007 theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợHSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đạihọc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề. Chương trình choHSSV nghèo vay vốn, đây là chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc,tính xã hội hóa cao. Chương trình đã góp phần chia sẻ gánh nặng và giảm bớt những loâu trăn trở của các bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các HSSV nghèo có thêmniềm tin, vượt khó vươn lên thực hiện nguyện vọng chính đáng và những ước mơ c ủamình để xây dựng tương lai tươi sáng. Tiền cho vay là từ Ngân hàng chính sách xã hội, cũng chính là tiền từ ngân sáchNhà nước. Vậy ta thấy một điều là ngân sách nhà nước (ngân sách công) vẫn còn lànguồn tài chính chủ yếu để hỗ trợ cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Bản thân là một sinh viên nên chúng em thật sự quan tâm những chính sách hỗ trợnhư thế này của Chính phủ. Việc chọn tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng em hiểu được rõ thêm về nhữngchính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với giáo dục, sự quan tâm của nhà nước đối vớivấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực-một yếu tố quan trọng hàng đầu góp phầnvào sự phát triển kinh tế và cả xã hội của quốc gia. Bên cạnh đó là việc s ử d ụng ngânsách nhà nước như thế nào đối với lợi ích chung của toàn xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về chính sách tín dụng đối với HSSV, kết quả đạt được và những khókhăn còn tồn tại sau 5 năm thực hiện chương trình. Từ đó xin nêu ra một số gi ải phápgóp phần nào để giúp chương trình đạt hiệu quả tốt nhất có thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, nhận xét, tổng hợp, kết hợp sử dụng bảng biểu để mô tảcác dữ liệu định lượng (dữ liệu thứ cấp). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên; vi ệc triển khai, thực hiện chương trình. − Phạm vi nghiên cứu: việc triển khai chương trình trên toàn lãnh thổ Vi ệt Nam; thời điểm từ năm chương trình bắt đầu được thực hiện (2007) đến nay. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận 1.1. Chi tiêu công 1.1.1. Khái niệm chi tiêu công Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đ ơn vị quản lýhành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ của Chính phủ. Ngoài cáckhoản chi của các quỹ ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi củaChính phủ được Quốc hội thông qua, có nguồn tài trợ chính từ thuế. Chi tiêu công phảnánh giá trị các hàng hoá mà Chính phủ mua vào để đó cung cấp các loại hàng hoá côngcho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước . Trong nền kinh tế hiện đại, các khoản chi tiêu công không mất đi mà nó lại t ạora sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế, trong đó Nhà nước đóng vai tròtrung tâm trong quá trình này. Thông qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước cung cấp choxã hội những hàng hoá mà khu vực tư không có khả năng cung ứng, hoặc cung ứngkhông có hiệu quả mà nguồn từ các khoản thu nhập xã hội như thuế, phí, l ệ phí. Nhưvậy, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội công bằng hơn, khắc phụcnhững khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng và bềnvững. 1.1.2. Hình thức và đặc điểm của chi tiêu công a) Hình thức của chi tiêu công Chi cho các dịch vụ nói chung của Chính phủ (chi hành chính) Đây là những khoản chi ngân sách cho những hoạt động thường xuyên để đảmbảo Chính phủ có thể thực hiện các chức năng của mình. Thuộc loại này gồm chi chocác cơ quan hành chính của Chính phủ, chi cho cảnh sát, tòa án, trả lương cho nhân viênhoạt động trong bộ máy nhà nước… Chi cho các dịch vụ kinh tế Bao gồm những khoản đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, điều tiết, trợcấp sản xuất… Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội Đây là các khoản chi cho cộng đồng nói chung, các hộ gia đình và cá nhân như chicho giá dục, y tế, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi, văn hóa, giải trí… Chi khác Chủ yếu là để trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ hoặc phân bổ ngân sáchgiữa các cấp chính quyền. b) Đặc điểm của chi tiêu công − Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay các quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã h ội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó, Nhà n ước cung cấp một lượng hàng hoá khổng lồ cho nền kinh tế.− Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhiệm theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý , phát triển kinh tế - xã hội . Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.− Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước . Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi hàng hoá, dịch v ụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của dân cư…− Chi tiêu công mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế học kinh tế công cộng kinh tế thị trường nghiên cứu kinh tế chính sách kinh tế tài liệu về kinh tế công cộngTài liệu cùng danh mục:
-
300 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Chính trị học đại cương có đáp án
26 trang 3015 44 0 -
161 trang 346 1 0
-
342 trang 339 0 0
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 324 0 0 -
Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3 trang 320 0 0 -
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 299 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 299 0 0 -
112 trang 291 0 0
-
Giáo trình Xây dựng Đảng về chính trị: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Tất Đạt
79 trang 278 1 0 -
3 trang 245 0 0
Tài liệu mới:
-
Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 0 0 0 -
51 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi
13 trang 0 0 0 -
Trường phái quản tri hiện đại
27 trang 1 0 0 -
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P20
8 trang 1 0 0 -
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: TOÁN; Khối: B - MÃ SỐ B6
1 trang 0 0 0 -
Một số yếu tố nguy cơ gây biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Huế
10 trang 0 0 0 -
Thực trạng thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh
7 trang 0 0 0 -
115 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự
34 trang 0 0 0